Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Thiên Chúa ở cùng chúng ta.



Lễ Giáng Sinh: ngày Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Ba tuần của Mùa Vọng đã trôi qua. Chỉ còn đúng hai ngày, tính từ Chúa Nhật hôm nay (22/12/2013),  đại lễ kỷ niệm Chúa Giáng Sinh  sẽ đến. Hôm nay, hầu hết tất cả các thánh đường đều đã xuất hiện hang đá Belem. Nhiều gia đình Công Giáo cũng đã làm máng cỏ trước sân nhà của mình.

Tái hiện lại khung cảnh hang đá Belem xưa, với những nhân vật Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu không chỉ để nhắc lại biến cố Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong cảnh nghèo hèn, nhưng còn muốn nhắc cho mọi người biết, rằng: có một “gia thất thánh”, một gia thất mẫu mực về sự vâng phục, lòng nhân ái và tình yêu thương.

Khi nói tới sự vâng phục, không ai trong chúng ta lại không nghĩ ngay tới Đức Maria. Một Đức Maria với lời “xin vâng” đã đi sâu vào lòng người suốt hơn hai mươi thế kỷ. 

Khi nói tới lòng nhân ái và tình yêu thương, ai có thể thay thế “Thánh Giuse”! Thật vậy, hơn hai ngàn năm xa trước đó, qua một biến cố lịch sử, biến cố Sứ thần Chúa hiện đến gặp thánh Giuse trong một giấc mộng, lòng nhân ái và tình yêu thương của ngài đã được tỏ lộ, rực sáng.  

Biến cố lịch sử này được ghi lại trong Tin Mừng thánh Matthêu (1, 18-24). 
**
Vâng, Tin Mừng thánh Matthêu thuật lại rằng: “Bà Maria…  đã thành hôn với ông Giuse” (Mt 1, …18)

Với người đời, đó là một chuyện bình thường. Thật bình thường, như lời Kinh Thánh có chép: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời… một thời để chào đời… một thời để yêu thương…” (Gv 3, 1…8)

Thế nhưng, buồn thay! Khi những ngày giờ  “để yêu thương” đến với đôi uyên ương, một sự việc đã làm cho chàng trai Giuse mất đi những nụ cười hạnh phúc. Thật vậy, làm sao chàng Giuse có thể hạnh phúc, vì cô Maria “đã có thai…”, trước khi hai người về chung sống.! 

Khi biết được sự việc đó, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ làm gì? Phải chăng là, khắc khoải sầu đau với những đêm dài thao thức? Phải chăng là, trong đêm dài thao thức, chúng ta sẽ nghêu ngao những lời ca, rằng: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu”!? (*)

Người ta thường nói: “Nỗi buồn càng dấu kín càng thêm buồn khổ”.
Với chàng Giuse, không thấy Tin Mừng nói đến, nhưng có thể tin rằng, chàng ta rất buồn khổ khi phải dấu kín nỗi buồn này. Thì đấy, Kinh Thánh đã chẳng thuật lại rằng: “Ông Giuse, chồng bà, không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1, 19), đó sao?

Chuyện gì sẽ xảy ra “nếu” chàng Giuse thật sự bỏ “Bà Maria”? Thưa, Thiên Chúa, linh mục Tanila Hoàng Đắc Ánh trong một bài giảng, đã nói, “khi Người chọn một ai đó cho chương trình cứu độ, chưa có một ai thoát khỏi sự chiếu cố của Người”. 

Thật vậy, lịch sử cứu độ đã cho ta thấy điều đó đúng. Một Môsê, một Giêrêmia v.v… là những minh chứng điển hình. Hai ông đều không thể  thoái thác sứ vụ Thiên Chúa trao ban, dù các ông đã đưa ra những lý lẽ rất thuyết phục rằng, “Con không phải là kẻ có tài ăn nói”… “Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói”

Trở lại câu chuyện chàng trai Giuse, việc Giuse định tâm bỏ đi, xét về lý, rất thuyết phục. Nhưng…  cũng lại là tiếng “nhưng” của Thiên Chúa.

Vâng, khi tư tưởng “toan tính bỏ bà Maria” của ông Giuse vẫn còn đang trong trạng thái: “Nhủ rồi nhủ lại cầm tay. Bước đi một bước dây dây lại dừng” (**), thì… “Sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông…” 

Vâng, trong giấc mộng ngàn đời khó quên, ông Giuse nghe rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. (Mt 1, 20).

Quyền năng Chúa Thánh Thần ư! Những chuyện này, là để ứng nghiệm lời ngôn sứ, được sứ thần Chúa nhắc đến, rằng:  “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen” ư!.  

Là một người công chính, ông Giuse hiểu được tầm quan trọng về những gì sứ thần Chúa phán truyền. Và rồi, “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy”.  

Chính hành động này đã nêu bật con người của  Giuse, con người của sự vâng phục, vâng phục đi tiếp con đường ông chọn, và sau đó Chúa chọn,  trên con đường đó, ông đã biểu lộ trọn vẹn lòng nhân ái và tình yêu thương, qua việc “đón vợ về nhà” (Mt 1, 24).  

*** Đây là câu chuyện được chép trong Tin Mừng thánh Matthêu với tiêu đề “Truyền tin cho ông Giuse”. 

Chớ gì chúng ta đọc câu chuyện  này không như đọc một văn bản của lịch sử, nhưng là đọc trong một tâm tình chiêm ngắm, chiêm ngắm tấm gương thánh Giuse, xem đó như là một tấm gương mẫu mực cho niềm tin, lòng nhân ái và tình yêu thương để chúng ta noi theo.

Thật vậy, cuộc đời của một Kitô hữu, như thánh Giuse xưa, mỗi chúng ta cũng đều phải đối diện với nhiều “nghịch cảnh”, những “trắc trở”  trên con đường mà chúng ta đã chọn lựa.

Hạn hẹp trong một gia đình, những nghịch cảnh đó, có thể là: một người vợ lì lợm, nói nhiều, hoang phí…Hoặc có thể là: một người vợ không thể sinh cho ta một đứa con trai v.v… Hoặc là một ông chồng thô lỗ vũ phu… Vâng, gặp những nghịch cảnh đó, ta sẽ làm gì? Phải chăng là ta sẽ “định tâm bỏ nàng cách kín đáo”? Phải chăng là ta sẽ ca bài “Thôi là hết em đi đường em. Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi”?

Trong một tầm nhìn rộng hơn, là một Kitô hữu, con đường chúng ta đã lựa chọn, con-đường-theo-Chúa-Kitô, phải chăng có đôi lần chúng ta cũng có những “định tâm tăm tối” bỏ Chúa, bỏ những việc làm phúc đức, bỏ chân lý và sự thật v.v.. chỉ vì một vài lý do ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế, đến quyền lợi, đến danh vọng, đến những thú vui xác thịt v.v…?

Vâng, thánh Giuse, nhờ nghe lời ngôn sứ, qua lời truyền dạy của sứ thần,  nhờ đó, mọi nghi nan , ngờ vực về Đức Maria đã tan biến.
Cũng vậy với chúng ta hôm nay, hãy để cho tâm hồn mình lắng đọng và hãy tìm đến Lời Chúa. Bởi vì Lời Chúa chính là “ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. 

Có đèn Chúa soi bước, chúng ta sẽ vượt qua được những đêm đen của nghịch cảnh. Có ánh sáng Chúa chỉ đường, chúng ta sẽ nhận ra đâu là những định tâm của tăm tối.

Vượt qua được những nghịch cảnh, chiến thắng được những định tâm tăm tối, hạn hẹp trong một gia đình, có phần chắc, gia đình của chúng ta sẽ là một gia đình tràn đầy lòng nhân ái và tình yêu thương. Nói cách khác, đó là một gia đình “vợ chồng ý hợp tâm đầu”. Rộng ra một chút, chúng ta sẽ có được một đức tin trưởng thành.

Một gia đình như thế với một đức tin trưởng thành… Vâng, ai… ai  dám phủ nhận, đó chính là một Hang Belem-gia-đình có “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. 

Petrus.tran

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Đức Giêsu, thật là Đấng đã đến thế gian.

********
Chúa Nhật III – Mùa Vọng – A

Đức Giêsu, thật là Đấng đã đến thế gian.

Trong cuộc sống thường nhật, có ai trong chúng ta lại không hơn một lần sống trong tâm trạng hoài nghi, ngờ vực về một điều gì đó.

Có những hoài nghi dẫn đến chia rẽ, có những ngờ vực dẫn đến chia ly. Có sự hoài nghi dẫn đến bất trung và bội phản. Có những ngờ vực làm suy yếu niềm tin.

Câu chuyện bà Eva bị Xatan đầu độc tâm trí bằng lời dụ dỗ “Chẳng chết chóc chi đâu!” dẫn đến sự hoài nghi, ngờ vực về lời phán truyền của Thiên Chúa, rằng: “Ngày nào ngươi ăn, chắc chắn người sẽ phải chết”; là một minh chứng điển hình.

Thế nhưng, không phải tất cả mọi sự hoài nghi đều đem đến kết quả xấu. Đôi khi, chúng ta không cần phải vội vàng chấp nhận một điều gì đó, nếu điều đó còn mơ hồ chưa chắc chắn. Tôn giáo nào khuyên bạn chỉ việc nhắm mắt mà tin, không nên hoài nghi gì cả đều là nguy hiểm. 

Tông đồ Gioan đã cũng cảnh báo tới những ai có đức tin mù quáng, rằng: “Đừng cứ thần khí nào cũng tin”. Ngài nói tiếp “nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không?” (1Ga 4, 1)

Sự cân nhắc dẫu có bị mang tiếng là hoài nghi thì nó cũng là “sự hoài nghi chân thành”. Mà như có lời chép:  “Sự hoài nghi chân thành có thể là bước đầu cho một đức tin mạnh mẽ”.

Nói tới  sự hoài nghi, chúng ta không thể không liên tưởng tới ông Gioan Tiền Hô. Là người có một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, có sự liên hệ mật thiết với Đức Giêsu, đã thấy “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người” và đã loan báo với mọi người rằng “đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”, cứ tưởng rằng, ông đã nhận ra  Đức Giêsu là ai!

Trái lại, ông Gioan Tiền Hô vẫn băn khoăn về vai trò và sứ vụ của Ngài, để rồi cuối cùng, ông đã sai những người môn đệ của mình đến gặp Đức Giêsu hỏi cho ra lẽ.

Sự việc này đã được chép lại trong Tin Mừng thánh Matthêu (11, 1-12). 

**
Vâng, bối cảnh câu chuyện xảy ra trong lúc ông Gioan “đang ngồi tù”. Lý do bị tù là bởi ông ta đã ngăn cản bạo chúa Hêrôđê không được phép lấy một người phụ nữ, vì người phụ nữ ấy chính là “vợ ông Philipphê anh của nhà vua” (x. Mt 14, 3-4). Vua Hêrôđê dự định giết ông Gioan vì lời ngăn cản đó, nhưng lại sợ dân chúng “vì họ coi ông là ngôn sứ”.

Đang “ủ tờ” nhưng không rõ do đâu ông Gioan vẫn có thể “nghe biết những việc Đức Kitô làm”. Không thấy Tin Mừng nhắc đến, nhưng rất có thể, qua sự phối hợp giữa nghe và những điều đã thấy ở sông Giodan, hôm làm phép rửa cho Đức Giêsu, ông Gioan nảy sinh sự hoài nghi về Ngài.

Tại sao lại có sự hoài nghi Đức Giêsu? Thưa, không hoài nghi sao được.! Một người mà ông từng loan báo rằng “Đấng đến sau tôi quyền thế hơn tôi…  Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẩm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”, sao hôm nay Ngài không “rê sạch” cái lão Hêrôđê tàn bạo kia nhỉ!

Nơi sông Giodan, ông từng hùng hồn tuyên bố “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”, để rồi hôm nay, từ ngục tối sầu thảm, sự hoài nghi đã làm cho ông Gioan chuyển từ dấu chấm than sang dấu chấm hỏi… hỏi rằng: “Đấng phải đến” là ai?

Kinh Thánh có chép rằng: “Giấc mộng chưa thành, trái tim khắc khoải”

Hôm đó,  trước sự khắc khoải trào dâng, ông Gioan “liền sai các môn đệ” đến hỏi Đức Giêsu, rằng: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (x.Mt 11, 3)

***
Sự hoài nghi của ông Gioan có được xếp vào loại “hoài nghi chân thành”?  Có lẽ nên trở lại Nadarét, quê hương của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có câu trả lời.
Thật vậy, niềm tin vào Đức Giêsu “có thật là Đấng phải đến hay không?”  không phải là không có sự hoài nghi ngờ vực.

Sự hoài nghi ngờ vực, trước tiên, lại xảy ra ngay tại quê hương của Đức Giêsu. Không ai có thể tin rằng, sự hoài nghi của những người đồng hương lại dẫn đến hành động cực đoan đến độ, họ đòi “kéo Ngài lên tận đỉnh núi, để xô Ngài xuống vực”(Lc 4, 29).

Tại sao họ lại có hành động “du côn” như thế? Thưa, là vì, hôm đó, sau khi đọc Sách Thánh, với một phần trích đoạn Isaia, Đức Giêsu liền tuyên bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.  

Lời tuyên bố chưa kịp chấm dứt, cả hội đường xầm xì những lời lẽ chất chứa sự hoài nghi: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”. Hôm đó, kết thúc cho sự trở về quê hương của Đức Giêsu là một rừng người “đầy phẫn nộ” (x. Lc 4, 28)

Còn hôm nay, hôm những người môn đệ của ông Gioan đến gặp Đức Giêsu, khác hẳn. Các môn đệ của ông Gioan, sau khi nghe những lời Đức Giêsu nói, cũng là những lời được trích từ sách Isaia, họ không biểu lộ sự hoài nghi, Kinh Thánh chép rằng: “họ đi”.

Không thấy Tin Mừng nói họ đi đâu, nhưng có phần chắc, nơi đến là nhà tù, nơi giam ông Gioan. Vâng, chắc hẳn họ sẽ kể cho ông thầy mình nghe điều Đức Giêsu đã nói, rằng:  “Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” .

Được sinh ra trong một gia đình cha là tư tế; mẹ là bà Êlizabeth “cũng thuộc dòng tộc tư tế Aharon”, tất nhiên, ông hiểu ngay những lời Kinh Thánh này.

Như vậy, sự hoài nghi của ông Gioan (nếu có) cũng chỉ là “sự hoài nghi chân thành”.  Do đó, chúng ta có thể tin rằng, “lời cuối cho một cuộc tình”, cuộc tình của ông với những người môn đệ, có phần chắc là lời khẳng định, rằng: Đức Giêsu chính là Đấng phải đến, không còn phải-đợi-ai-khác nữa…

****
“Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không?”

“Đức Giêsu, Ngài có thật là Đấng đã đến thế gian không?”

Hôm nay, nếu có ai đó đến hỏi chúng ta như thế, chúng ta sẽ trả lời thế nào?
Phải chăng, kể cho họ nghe câu chuyện “Cuộc đời Chúa Cứu Thế”? Phải chăng, nhân dịp Mừng lễ Giáng Sinh, mời họ tham dự một buổi trình diễn thánh nhạc, đi lễ nửa đêm và sau đó là viếng hang đá Belem?

Thưa, tất cả những việc làm như thế đều có một giá trị nhất định. Thế nhưng, sẽ là giá trị hơn hết khi câu hỏi nêu trên được trả lời bằng chính cuộc sống của mỗi chúng ta.

Khuôn mặt Chúa Giêsu sáng ngời trước bàn dân thiên hạ không do những ánh đèn lấp lánh nơi hang đá do được trang trí dịp lễ Giáng Sinh, nhưng là do những việc làm thiết thực của chúng ta đối với tha nhân, với gia đình và với xã hội.

Thiên hạ chỉ có thể nhận ra “Đức Giêsu thật là Đấng  đã đến thế gian” khi họ thật sự “mắt thấy tai nghe” chúng ta, biết “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp… chiếu trong cậy vào nơi thất vọng”

Thiên hạ chỉ có thể thốt lên: “Ồ! Đức Giêsu thật là Đấng đã đến thế gian” khi họ thật sự mắt-thấy-tai-nghe, người môn đệ của Ngài, là chính chúng ta, biết “tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”.

Đó không phải là những việc dễ dàng, một sớm một chiều, chúng ta có thể thực hiện.

Thế nhưng, nếu chúng ta có lòng kiên trì và “thấy mục đích Chúa nhắm”, mục đích mà Ngài đã công bố trong một hội đường tại Nadarét, rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Ngài đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”, thì đừng để nguồn cảm hứng của mình, nguồn cảm hứng “Này con xin đến để thực thi ý Ngài”, tan vỡ theo thời gian.

Hãy nhớ, chỉ khi chúng ta thực thi ý Chúa, chỉ khi đó, qua chúng ta, thiên hạ mới nhận ra “Đức Giêsu, thật là Đấng đã đến thế gian”.

Petrus.tran






Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Tôi đã giục lòng sám hối!



Chúa Nhật II – Mùa Vọng – A

Tôi đã giục lòng sám hối!

Ca dao Việt Nam có câu:  “Thời  giờ ngựa chạy, tên bay”. Đúng vậy, thời gian quả là trôi qua quá nhanh, lịch Phụng vụ hôm nay (08/12/2013) bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng. Không còn bao lâu nữa, chúng ta, một lần nữa, long trọng đón mừng  lễ kỷ niệm Chúa Giêsu Giáng Sinh. Nhìn quanh ta, bầu không khí của Lễ Giáng Sinh mỗi ngày một thêm rộn ràng, nhộn nhịp.

Sự nhộn nhịp, rộn ràng được biểu lộ qua việc mua sắm, chuẩn bị quà tặng, điện thư cho gia đình, bạn bè, thân hữu. Sự nhộn nhịp còn được biểu lộ qua việc một số nhà thờ, cũng như một vài nơi trong xóm đạo, người ta bắt đầu tất bật giăng hoa kết đèn, làm hang đá, dựng cây thông.

Về mặt tâm linh, một số nhà thờ đã  thông báo chương trình tĩnh tâm, giảng phòng. Vào website sinhvienconggiao.com, một chương trình tĩnh tâm và công tác chuẩn bị đã được công bố chi tiết. “Cầu nguyện, xét mình, xưng tội và phút hồi tâm” là đề tài được ban tổ chức đưa ra như là trung tâm điểm của buổi tĩnh tâm giảng phòng cho anh chị em sinh viên Công Giáo. 

“Xét mình, Xưng tội và Phút hồi tâm” chính là trọng tâm của “Sự Sám Hối” và luôn được coi là thông điệp quan trọng trong Mùa Vọng. Thật vậy, ngay từ Mùa Vọng thứ nhất, nếu được phép gọi như thế, của hơn hai ngàn năm xa trước đó, “Sự Sám Hối” cũng đã được ông Gioan xếp vào thông điệp “tối khẩn” để đón nhận ờ cứu độ. 

Ông Gioan là ai? Thưa, theo lời Kinh Thánh chép lại, ông là người sứ giả được Thiên Chúa sai đến, và đã được ngôn sứ Isaia mô tả rất sát với thực tế sứ vụ của ông ta, rằng: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3, 3).  

**
Lược qua đôi nét về tiểu sử của ông Gioan chúng ta thấy, ông là con của ông Dacaria, một vị tư tế thuộc nhóm Avigia, và bà Elisabeth cũng thuộc dòng tộc tư tế Aharon. Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, mặc dù mẹ của ông “tuy là người hiếm hoi… và đã cao niên”, nhưng Thiên Chúa đã nhận lời cầu xin của cha ông là Dacaria, đã cho ông ra đời một cách đặc biệt. 

Đặc biệt hơn, sau khi sinh được tám ngày, lúc ông Gioan chịu phép cắt bì và đặt tên, thì Dacaria, cha của ông, được tràn đầy Thánh Thần và nói: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1,76).

Và quả thật, sau những ngày sống ẩn dật, với trang phục “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da”, ăn uống bằng “châu chấu và mật ong rừng” không khác gì các ngôn sứ xưa kia, “ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giuđê…” với lời rao giảng rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 1-2) 

Không kêu gọi “Sám Hối” xuông, ông Gioan khuyến cáo người sám hối phải cụ thể hóa bằng hành động, như cây phải “sinh hoa quả”. Vâng, ông Gioan coi đó như là dấu hiệu “để chứng tỏ lòng sám hối”. Nếu không sám hối, ông đưa ra lời tuyên bố quyết liệt rằng, “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (x.Mt 3, 8-10)

Sự xuất hiện của ông, với những lời rao giảng như thế, tưởng chừng làm chói tai gai mắt cử tọa, nhưng không, nó lại thu hút được nhiều đám đông dân chúng. Sử liệu đã ghi chép lại rằng: “người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan”. 

Là thế, nhưng ông Gioan không vì thế mà lợi dụng lòng ngưỡng mộ của dân chúng, ông cũng không để bất cứ ai hiểu lầm về vai trò của ông, vai trò “ngôn sứ của Đấng Tối Cao”. 

Hôm đó, sau những lời cáo trách đối với những người thuộc phái Pharisêu và phái Sađốc, là những kẻ giả hình, ông Gioan tuyên bố: “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối”. (x.Mt 3, 11)

Có thể kết luận rằng, nhắc tới Gioan Tẩy Giả, chính là để giới thiệu với mỗi người Kitô hữu chúng ta một tấm gương mẫu mực về một con người, không phải là qua cách ăn mặc của ông, mà là để học theo cách sống của ông, để sao cho bản-thân-mình cũng chính là tiếng-nói-nối-tiếp-của-Gioan, nói với mọi người rằng “Anh em hãy tỏ lòng sám hối, vì Nước Chúa đã đến gần”. 

***
Mỗi khi nhắc lại ông Gioan Tiền Hô, cách sống của ông và những gì ông đã “hô” trong hoang địa năm xưa, đừng bao giờ xem, đây là “chuyện xưa tích cũ” mà hãy nghĩ rằng, câu chuyện này rất mới, luôn mới và rất cần thiết, không chỉ cho đời sống của chúng ta hôm nay, mà còn rất hữu ích trong suốt cuộc đời Kitô hữu của chúng ta. 

Thật vậy, đến với Mùa Vọng, nói cách khác, nếu chúng ta nhìn Mùa Vọng không theo nhãn giới là mùa “mua sắm, ăn uống, tiệc tùng, chưng diện, khoe khoang, chơi nổi v.v…” như thói đời… mà là mùa để trông mong và hy vọng về ngày Đức Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai, thì, cách sống giản dị của ông cũng như những lời mà ông đã khuyến cáo, đúng là “một trường học sống động, nơi mà chúng ta có thể học bí quyết của niềm vui đích thực”

Câu nói trên chính là sứ điệp của nhà thần học Joseph Ratzinger được gửi đến hàng ngàn người hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô nhân buổi đọc Kinh Truyền Tin  trong một Mùa Vọng vào những năm ngài đang thực thi chức vụ nối tiếp thánh Phêrô cai quản Hội Thánh.

Chính vì thế, đến với Mùa Vọng, không gì tốt hơn là hãy ghi khắc những lời khuyến cáo của ông Gioan Tiền Hô, và coi đó như kim chỉ nam cho cuộc đời của mình, cuộc đời của một Kitô hữu. Bởi, những lời khuyến cáo đó như một tiếng chuông cảnh báo để chúng ta “xem lại” cuộc đời mình, xem lại đâu là “niềm vui đích thực” của chúng ta hôm nay.  

Tại sao phải xem lại cuộc đời của chúng ta? Tại sao phải xem lại đâu là niềm-vui-đích-thực của chúng ta? Thưa, là bởi, chính nhờ đó mà chúng ta có thể thẩm định được “cây đức tin” của chúng ta có khả năng nảy sinh “quả tốt” hay “trái đắng”!. 

Thật vậy, nếu “niềm vui đích thực” của chúng ta chỉ là những ham muốn về tiền bạc, về danh vọng, về quyền lực, về nhục dục v.v… có phần chằc, cây-đức-tin của chúng ta sẽ chỉ nảy sinh những trái đắng, như “trái dâm bôn, trái phóng đãng, trái tranh chấp, trái hận thù, trái chia rẽ, trái bè phái, trái ganh tị, trái say sưa chè chén”. 

Hãy nghe Cohelet nói: “Tôi có cả một đàn súc vật… nhiều hơn hết mọi người. Tôi cũng đã tích trữ bạc, vàng và vật quý… Tôi đem đào kép về ca hát, mời mỹ nữ cung phi đến, hưởng mọi thú vui của con cái loài người. Tôi đã trội vượt và giàu có hơn hết mọi người đã sống trước tôi ở Giêrusalem… Bấy giờ nhìn vào hết mọi việc do chính tôi làm, và bao gian lao vất vả tôi phải chịu, tôi nhận thấy: tất cả chỉ là phù vân, chỉ là công dã tràng xe cát” (x.Gv 2, 6-11)
Hãy nhớ, tất cả chỉ là phù vân, trừ “Nước Trời”. 

****
Có một điều chúng ta hay lầm lẫn, đó là, nhiều khi chúng ta nghĩ rằng, mình sống ăn-ngay-ở-lành không làm gì nên tội, không trộm cắp, không bất công với ai,  thì có gì phải “sám hối”. 

Vâng, theo tiêu chuẩn con người, chúng ta có thể là người vô tội. Nhưng trước mặt Thiên Chúa thánh khiết, mọi người đều là tội nhân. Thánh Thần Chúa qua miệng lưỡi tông đồ Phao lô, đã nói rằng: “Vì mọi người đều đã phạm tội, mất hết sự vinh hiển của Thiên Chúa” (Rm 3, 23). 

Vua David đã nhận rõ điều này nên đã cất tiếng thở than: “Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi. Đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51, 7). 

Vì thế, hãy để một vài giây phút hồi tâm và hãy tự hỏi lòng mình rằng: “Đã có bao nhiêu Mùa Vọng đi qua đời ta!? Đã bao nhiêu lần chúng ta thực thi lời kêu gọi của ông Gioan tiền hô “Anh em hãy sám hối”? Đã có bao nhiêu lần Mùa Vọng đi qua đời ta? Đã bao nhiêu lần chúng ta “thú nhận cùng Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng tất cả anh chị em” rằng “tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng lời nói và việc làm và những điều thiếu xót”?

Chúng ta cùng trở lại sông Giodan và cùng nghe lại lời ông Gioan Tiền Hô nói: “Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẩm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”. (x.Mt 3, 11-12)

Nhắc lại lời tuyên bố này để làm gì? Thưa, trước là để chúng ta đừng bị ru ngủ, đừng bị lừa bịp bởi những chủ thuyết vô thần duy vật, rêu rao lếu láo, rằng thì-là-mà “Thiên Chúa đã chết” còn đâu “Đấng đến sau tôi…” có đâu “ Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa”… và sau là để đặt một câu hỏi cho mỗi chúng ta. 

Câu hỏi rằng: khi Đức Giêsu trở lại lần thứ hai làm công việc “rê sạch lúa”, bao nhiêu phần trăm tôi là “thóc mẩy”, bao nhiêu phần trăm tôi là “thóc lép”?!
Vâng, một câu hỏi không quá khó để có câu trả lời. 100% tôi sẽ là “thóc mẩy” nếu tôi luôn sống trong tình trạng “tỉnh thức sẵn sàng” với một tâm hồn biết hồi tâm, “giục lòng sám hối” mỗi khi lỡ lầm. 

Petrus.tran








Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Hãy canh thức, và hãy sẵn sàng…

Chúa Nhật I – Mùa Vọng – A

Hãy canh thức,
        và hãy sẵn sàng…

Chúng ta vừa kết thúc năm Phụng Vụ bằng thánh lễ kính trọng thể Chúa Giêsu Kitô Vua. Hôm nay, Chúa Nhật 01/12/2013, năm Phụng Vụ mới bắt đầu. Theo truyền thống, khởi đầu năm phụng vụ luôn được bắt đầu bằng “Mùa Vọng”.

Vọng nghĩa là gì? Thưa, là trông đợi và hy vọng. Vọng, theo nguyên ngữ tiếng Latin: Adventus, còn có nghĩa là “đến – sắp đến”.

Với Mùa Vọng, nếu được gọi là như thế, của hơn hai ngàn năm xa trước đó, chuyện “đến và sắp đến” đó là, Thiên Chúa đến trần gian và đã đi vào lịch sử nhân loại. Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa, “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người”. Để rồi “Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha…”

Với Mùa Vọng của hôm nay, chúng ta sẽ trông mong và hy vọng điều gì? Và sự thật là điều gì “đến và sắp đến”? Thưa, điều chúng ta trông mong và hy vọng, điều  đến-và-sắp-đến, đó là, Đức Giêsu “Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng”.(Kinh Tin Kính)

Thật vậy, khi còn tại thế, Đức Giêsu đã tâm tình cùng các môn đệ  trong bữa tiệc ly rằng: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy… Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng, và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được.” (Ga 16, 16…22).
“Thầy sẽ gặp lại anh em” – “Người sẽ lại đến trong vinh quang”. Đó chính là trọng tâm của Mùa Vọng, mà hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo long trọng bắt đầu cử hành.

**
Nhớ, hơn hai ngàn năm xa trước đó, chính Chúa Giêsu đã công bố thông điệp này trong một lần Ngài cùng các môn đệ lên Giêrusalem.

Chuyện được ghi lại rằng, hôm đó, “Khi Đức Giêsu từ trong Đền thờ đi ra… Sau đó, lúc Người ngồi trên núi Ôliu, các môn đệ tới gặp riêng Người và thưa: Xin Thầy nói cho chúng con biết… cứ điềm nào mà biết ngày Thầy quang lâm” (Mt 24, 3).

Điềm nào mà biết ngày Thầy quang lâm ư!? Vâng, một thống kê cho biết, trong phạm vi thế kỷ 20 vừa qua, một số tín đồ của một giáo phái nọ, đã tiên báo “ngày Giêsu quang lâm” những năm lần.
Rầm rộ nhất là lời tiên báo của nhà truyền giáo Harold Camping. Qua việc nghiên cứu Kinh Thánh, Harold Camping tiên tri rằng, vào ngày 21.05.2011 Chúa Jesus Christ tái lâm và song song với sự trở lại của Chúa Jesus, nhiều thiên tai như động đất xảy ra, khởi đầu từ 6 giờ chiều ngày thứ bảy tại New Zealand (Tân Tây Lan) và cuộn theo từng múi giờ, sự tàn phá của thiên tai tràn ngập trên hành tinh của chúng ta. Kể từ ngày 21.05.2011 thiên tai tấn công liên tiếp, hủy diệt loài người trên trái đất cho đến tháng 10.2011, trái đất bị “hỏa thiêu”, trở thành quả cầu lửa, và trong số 6 tỷ người, chỉ có 200 triệu là được Chúa đón về thiên đàng.

Lời tiên đoán này đã được Harold Camping loan tin qua hệ thống 65 đài phát thanh, bằng 81 ngôn ngữ, và qua hệ thống Internet. Không dừng ở đó, ông ta còn tung ra mấy triệu Mỹ kim để đặt các bảng Billboards, tổ chức quảng cáo trên xe bus, và bằng những đoàn người mặc áo T-Shirt có dòng chữ “Judgment-Day May 21, 2011” hoặc chữ “RAPTURE May 21, 2011”. (trích nguồn: internet).

Những lời tiên báo của Harold Camping chỉ mới nói lên được “một nửa sự thật”.  còn một nửa sự thật kia, ông ta quên (hoặc chưa) nói tới.

Mà, như có lời nói rằng: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.” 

Đúng, Đức Giêsu có nói đến những thiên tai, những hiện tượng sẽ xảy ra trước cũng như trong ngày Ngài quang lâm.  Nhưng, “một nửa sự thật” còn lại, mà Harold Camping đã quên,  Đức Giêsu không quên, Ngài đã công bố, rằng “Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.” (Mt 24, 36).

Hôm đó,  để trả lời cho câu hỏi của các môn đệ, Đức Giêsu đưa ra một lời cảnh báo rằng, “Thời ông No-ê, như thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”.

***
“Thời ông No-ê như thế nào?”. Thưa, Kinh Thánh Cựu Ước có ghi lại rằng: Trước “Sự gian ác của con người trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: ‘Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng’. Nhưng ông No-ê được đẹp lòng Chúa” (St 6, 5-9)

Ông No-ê, theo lời kể lại: “là người công chính, hoàn hảo giữa những người đồng thời, và ông đi với Thiên Chúa”. Chính vì thế, đúng như lời Kinh Thánh có chép: “Ai trông cậy Đức Chúa thì được an toàn” (Cn 29, 25),  Đức Chúa không chỉ cho ông biết “giờ tận số của mọi xác phàm” mà còn nói với ông “Hãy làm cho mình một chiếc tàu (và) hãy vào tàu, ngươi cùng con trai ngươi.. ”  Nhờ đó, ông No-ê và gia đình đã được an toàn khi Đức Chúa “đổ mưa xuống đất trong vòng bốn mươi ngày, bốn mươi đêm”.

Chuyện được ghi lại rằng: “Mọi loài trên mặt đất, từ con người đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời chúng bị xóa khỏi mặt đất, chỉ còn lại ông No-ê và những gì ở trong tàu với ông.” (St 7, 23).

Bên cạnh lời cảnh báo nêu trên, Đức Giêsu còn đưa ra một thí dụ rất đời thường để nói lên sự bất ngờ của ngày “Con Người sẽ đến”, Ngài đã ví dụ rằng: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông ta đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.” (Mt 24, 43).   

Hôm đó, khép lại những lời cảnh báo, một thông điệp đã được Đức Giêsu long trọng tuyên bố, rằng: “Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến”. Người nhấn mạnh: “Cho nên, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”  (Mt 24, 44)

****
Các môn đệ của Đức Giêsu, tiêu biểu là tông đồ Phaolô cũng đã nói với tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca rằng “Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. Vì chính anh em biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm”. Và cùng một tâm tình như Đức Giêsu, thánh nhân cũng đã khuyên nhủ rằng “hãy tỉnh thức và sống tiết độ” (1Tx 5, …6)

Với các tín hữu ở Roma, thánh nhân có lời cảnh báo mạnh mẽ hơn, rằng: “Anh em biết, chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo” (Rm 13, 11)

*****
Bây giờ là tới phiên chúng ta. Với những lời cảnh báo của Đức Giêsu cũng như của thánh Phaolô, vâng, chúng ta hãy trở về trong thinh lặng và hãy tự hỏi lòng mình rằng:  “tôi đang canh thức và sẵn sàng? – tôi đang tỉnh thức và sống tiết độ”?

Đừng quên câu chuyện về những người cùng thời ông No-ê, chỉ vì sống không tiết độ, chỉ vì “mải mê ăn uống…” cho nên, họ đã “không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.” (Mt 24, 39).

Hãy nhớ rằng, “tiết độ” là một trong những hoa quả của “Thần Khí” (Gl 6, 22).  Như vậy, sống tiết độ chính là sống nhờ Thần khí, mà, như lời tông đồ Phaolô nói, “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5, 25).

Nhờ Thần Khí mà tiến bước, thì, ai có thể ngăn cản chúng ta bước vào “con tàu No-ê”? Bước vào được con tàu No-ê, cơn hồng thủy nào có thể nhấn chìm chúng ta?

Thật ra thì, có nằm mơ, con tàu No-ê cũng không còn hiện diện. Thế nhưng, hôm nay, vẫn còn một con tàu, một con tàu khác để chúng ta bước vào, hầu có thể tránh được những cơn hồng thủy, những cơn “hồng-thủy-chủ-nghĩa… hồng-thủy-đam-mê-dục-vọng, hồng-thủy-tiền-tài-danh-vọng, hồng-thủy-say-sưa-chè-chén, hồng-thủy-chơi-bời-dâm-đãng, hồng-thủy-cãi-cọ-ghen-tương”,  con tàu đó mang tên “Hội Thánh”.

Con tàu mang tên “Hội Thánh” đã được chính Đức Giêsu ủy nhiệm cho “người anh cả Phêrô” cầm lái, với sự hiện diện của Ngài “mọi ngày cho tới tận thế”.

Như xưa kia, khi nạn hồng thủy xảy ra, “chỉ còn lại ông No-ê và những gì ở trong tàu với ông” sống sót. Cũng vậy với chúng ta hôm nay, trong con tàu Hội Thánh, chúng ta mới có quyền trông mong và hy vọng mình có tên trong danh sách “một người được đem đi” (Mt 24, …41)

Chính vì thế, đừng chần chờ gì nữa, hãy bước vào con tàu mang tên Hội Thánh, bởi, những gì đang xảy ra trên thế giới hôm nay, như chiến tranh, thiên tai, bão lụt, động đất cùng với sự suy đồi đạo đức còn hơn thời No-ê v.v… đó chính là “dấu chỉ”, những dấu-chỉ-thời-đại, cho chúng ta thấy, ngày Chúa Giêsu trở lại, đang gần kề, ngày “Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết” đang “sắp đến”.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, chỉ khi là hành khách của con tàu mang tên Hội Thánh, chúng ta mới được cung cấp “lương thực thường tồn”, đó chính là “Mình và Máu Thánh Con Trời Giêsu”, một thứ lương thực không chỉ đem đến cho chúng ta sự sống đời đời mai sau, mà còn, ngay tại đời này, đem đến cho chúng ta một sức mạnh siêu nhiên, đủ tỉnh táo để  “canh thức và sẵn sàng” cho ngày “Con Người sẽ đến”. 

Petrus.tran





Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Good morning Jesus... You are the King of my life.



Đức Giêsu… Ngài là vua của đời tôi?

Theo Tây lịch, chỉ còn hơn một tháng nữa, năm 2013 sẽ kết thúc. Với lịch Công Giáo, chúng ta quen gọi là lịch Phụng Vụ, có một chút khác biệt, khác biệt ở chỗ, kết thúc một năm, không được tính vào tháng mười hai nhưng vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng mười một, một Chúa Nhật, theo truyền thống, Giáo Hội dành riêng để long trọng kính Chúa Giêsu Kitô Vua.

Vì sao lịch Phụng Vụ lại có ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua? Thưa, là bởi, trước trào lưu con người chủ trương tiêu diệt Thiên Chúa, hô hào trục xuất Thiên Chúa ra khỏi gia đình, ra khỏi học đường, ra khỏi xã hội, ra khỏi quốc gia, Đức Giáo Hoàng Piô XI, vào ngày 11/10/1925, đã thiết lập một ngày lễ để tôn vinh CHÚA GIÊSU KITÔ VUA. Sự tôn vinh này như một cách minh định rằng: Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, và là Thiên Chúa thật, Ngài là Vua vũ trụ, Vua muôn loài, là Vua của tất cả mọi người, của mọi dân tộc, của mọi quốc gia.

Thật ra, không chờ đợi đến hôm nay để Giáo Hội công bố với thế giới, rằng, Chúa Giêsu là vua, nhưng là ngay từ những ngày khởi đầu cho chương trình cứu độ, Thiên Chúa, qua sứ thần Gabrien, Người đã hé mở cho thế gian biết, rằng: một cô thiếu nữ tên là Maria, cô Maria “…sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao, Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacop đến muôn đời, và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1, 31-33)

Có một điều, một điều hết sức lạ lùng, “triều đại” Vua Giêsu đã được Ngài thiết lập, không giống như triều đại của những ông vua, những lãnh tụ trần thế.  Triều đại của Vua Giêsu không thiết lập bằng bạo lực, bằng thủ đoạn, bằng sức mạnh của họng súng, nhưng bằng chính “tình yêu thương”, một thứ tình yêu, dám “hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15,13).

Vâng, để biết sự thật, chúng ta hãy cùng nhau, ngược dòng thời gian, trở về Palestina, đến núi Oliu và tiếp đến là đồi Sọ, bên ngoài thành Giêrusalem của hơn hai ngàn năm xa trước đó, để nghe từng tiếng nói, để thấy từng hình ảnh, để chứng kiến từng sự kiện, mà Vua Giêsu đã tuyên bố và đã làm, và cuối cùng là để trả lời cho câu hỏi; “Đức Giêsu… Ngài là vua của đời tôi?”

**
Giêrusalem của hơn hai ngàn năm xa trước đó. Đang khi cư dân của thành phố hân hoan mừng lễ Vượt Qua, thì, tại một nơi gọi là núi Oliu, trong thinh lặng, Đức Giêsu cầu nguyện. Sự cầu nguyện bị phá vỡ bởi tiếng vó ngựa và tiếng va chạm binh khí đến lạnh người. Một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Phariseu xuất hiện.

Chỉ mới vài hôm trước, hôm Đức Giêsu cùng với các môn đệ lên Giêrusalem. Một rừng người đã cầm nhánh thiên tuế ra đón Người và reo hò “Hoan hô! Hoan hô!... Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng vua Israel”.

Làm sao không tung hô, vạn tuế cho được. Ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, với những phép lạ chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, với những dấu lạ hóa bánh ra nhiều, với sự nhân từ và lòng bao dung, Đức Giêsu đã để lại nơi công chúng hình ảnh một vị quân vương  đầy quyền uy, đầy quyền uy nhưng không dùng quyền uy đó để cai trị nhưng là để  “phục vụ”, là “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19, 10).

Thật vậy, đã có lần dân chúng muốn tôn Ngài lên làm vua. Chính vì thế, các thủ lãnh Do Thái quyết định giết Đức Giêsu. Họ cho rằng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc Roma sẽ phá hủy thành thánh. Do Thái đang bị cai trị bởi Roma. Ngoài hoàng đế Cesar … ai dám tôn xưng là vua!

Nhóm thượng tế âm mưu bắt Đức Giêsu qua sự mua chuộc một người môn đệ tên là Giuđa. Biết rõ nơi Đức Giêsu đang hiện diện. Y thông báo cho nhóm cơ binh. Và rồi, khi lực lượng tinh nhuệ của nhóm thượng tế xiết chặt vòng vây nơi núi Oliu, như con thú đói mồi, Giuđa xông đến trước mặt Đức Giêsu. Sự hung hăng trên khuôn mặt của tên phản bội không làm Đức Giêsu nao núng. Ngài cất tiếng hỏi “Các anh tìm ai?”. Họ đáp “Tìm Giêsu Nazareth”. Khi tiếng nói Đức Giêsu thốt lên “Chính tôi đây” Giuđa cùng nhóm cơ binh hốt hoảng lùi lại và ngã xuống đất.

Sau giây phút hốt hoảng, nhóm cơ binh xông vào trói Ngài. Họ điệu Ngài đến trước các ông Kha-nan và thượng tế Cai-pha, những chức sắc cao cấp của người Do Thái. Trong lúc thẩm vấn Đức Giêsu, những màn xỉ nhục và đánh đập đã diễn ra. Khuôn mặt, vầng trán, đỉnh đầu của Đức Giêsu đầy dấu tích đòn thù. Không giải quyết được gì. Họ dẫn giải Ngài đến trước tổng trấn Phi-la-tô. Ông ta hỏi Ngài “Ông có phải là vua dân Do Thái không ?”.

***
“Ông có phải là vua dân Do Thái không ?”. Đúng vậy.

Hôm đó, trước mặt quan tổng trấn Phi-la-tô đầy kiêu hãnh, Đức Giêsu lớn tiếng nói rằng “Thật như lời, ta là vua” (Mt 18, 37). Hơn bảy trăm năm trước, ngôn sứ Mikha đã tiên báo “Phần ngươi, hỡi Belem Epratha… từ nơi ngươi… sẽ xuất hiện một vị có sứ mạng thống lĩnh Israel” (Mk 5, 1).

Và hôm đó, nơi núi Sọ, lời tiên tri của ngôn sứ Mikha đã ứng ngiệm. Giêsu-Nazareth đã “nhậm chức”. Một lễ nhậm chức với cảnh chiều lộng gió, “trời đất phải làm kinh”, hòa theo là những “tiếng chày tiếng búa nện đinh”, với những tiếng hò hét “buông lời nhạo báng”, với những lời thách thức ngạo mạn “Nếu ông là Vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi”…

Hôm đó, tổng trấn Philatô đã cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái”.

****

Đừng ngạc nhiên về những gì đã xảy ra trong ngày “nhậm chức” của Vua Giêsu. Đúng, vai trò của Đức Giêsu đến thế gian  là để thi hành sứ-mạng-thống-lĩnh-Israel. Thống lĩnh Israel, nhưng Ngài không thống lĩnh quốc gia “thuộc về thế gian này” mà là thống lĩnh con dân Israel, đưa họ trở về với chân lý và sự thật.

Chân lý và sự thật đó đã được Vua Giêsu công bố, rằng: “Như ông Môse đã giương cao con rắn trong sa mạc. Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,15).

Đây không phải là lời hứa xuông, như các lãnh tụ trần gian thường hứa xuông trong mùa tranh cử để “kiếm phiếu”. Nơi núi Sọ, Vua Giêsu đã thực thi lời phán hứa của Ngài.

Chuyện được ghi lại, rằng: Cùng trên núi Sọ, có hai tên gian phi, một tên “cũng nhục mạ người”. Nhưng tên kia thì không. Người gian phi này, hôm đó, thưa với Đức Giêsu, rằng: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”.  

Nơi núi Sọ, nếu có ngạc nhiên, vâng, chúng ta hãy ngạc nhiên vì tên gian phi đã được toại nguyện.  Hôm đó, Đức Giêsu nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 43).

*****
Chúng ta cùng trở lại núi Sọ. Vâng, theo lời ghi chép lại của thánh sử Luca, thì, hôm đó, “dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo… Lính tráng cũng chế giễu Người” (Lc 23, 35…36).

Hãy trở về trong thinh lặng và hãy tự hỏi lòng mình rằng, tôi là ai trong số những người hiện diện trên núi Sọ năm xưa?

Có lẽ không ai trong chúng ta muốn mình là “các thủ lãnh” hoặc  là những người “lính tráng” năm xưa. Nói cách khác, chẳng ai trong chúng ta  muốn buông lời chế nhạo hay chế giễu Vua Giêsu của chúng ta. 

Thế nhưng, phải coi chừng, coi chừng, rất có thể, vô tình, cách này cách khác,  chúng ta có tham dự vào phần việc ấy.

Thì đây, hãy tự hỏi lòng mình rằng, có bao giờ, chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ vì để tiến thân trên con đường công danh sự nghiệp, chỉ vì quyền bính, chỉ vì “đảng tịch”, chúng ta có “vô tình” phỉ báng Vua Giêsu, chế diễu Ngài, bằng cách không xưng danh Ngài trong bản sơ yếu lý lịch hay trong tờ “chứng minh nhân rân”?!

Hãy tự hỏi lòng mình rằng, có bao giờ, cũng vì những lý do nêu trên, chúng ta vô tình phỉ báng Vua Giêsu, chế giễu Ngài, bằng hình thức ủng hộ những đạo luật, thỏa hiệp những sắc lệnh, do những tên cô hồn các đảng, trên vai trò lãnh đạo đề ra, đi ngược với đức tin Kitô giáo, hủy hoại sự công bằng bác ái mà  Kitô giáo đề cao?!
Còn nhiều… còn rất nhiều điều xảy ra trong đời thường, dễ khiến chúng ta chế giễu phỉ báng, thách thức Vua Giêsu.  
*****
Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới cổ võ cho chủ nghĩa thế tục. Có chủ nghĩa thế tục nào, dù có ôn hòa hay trung lập, mà không hung hãn, mà không phỉ báng, chế diễu, thách thức Thiên Chúa? Có chủ nghĩa thế tục nào mà không hô hào “Thiên Chúa đã chết… Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm”?

Đừng ngạc nhiên gì cả, bởi những loại chủ nghĩa đó, chính là sản phẩm của Xatan. Mà Xatan, Kinh Thánh nói, nó là “loài xảo quyệt”, là “tên chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại” (Kh 12, 9)

Thế nên, trước chủ nghĩa thế tục, một chủ nghĩa với tham vọng sẽ xây dựng một “vương quốc thế tục”, là một Kitô hữu,  đừng quên lời Thiên Chúa đã khuyên răn: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi thành ấy đi, để khỏi thông đồng với tội lỗi của nó và hứng lấy những tai ương dành cho nó” (x. Kh 18, 4)

Vâng, chẳng những đừng quên, mà chúng ta còn cần ghi lại lời khuyên này, để ngay trên dầu giường mỗi chúng ta, và mỗi sớm mai, khi thức giấc, đừng vội nghĩ: hôm nay ăn gì mặc gì, hôm nay chứng khoán tăng hay giảm, hôm nay phải kiếm bao nhiêu tiền v.v…mà hãy nhìn lên thánh giá Chúa Giêsu, đọc lại lời khuyên của Người và đừng rời khỏi nhà trước khi nói với Người rằng: “Good morning JESUS. You are the King of my life – Chào GIÊSU. Ngài là Vua của đời con”.

Petrus.tran










Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.



Kính chào quý bạn hữu
Tuần này, petrus.tran xin gửi đến trang nhà bài suy tư sau.
Kính chúc quý bạn hữu cùng toàn thể gia quyến khỏe mạnh và bình an của Chúa luôn ở cùng.

*****

Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.  

Thế giới hiện chúng ta đang sống, có thể nói, là một thế giới ngày càng nhiều bất ổn và chết chóc. Bất ổn và chết chóc bởi chiến tranh, bởi thiên tai hạn hán, bởi động đất hoặc bão lụt.

Tuần vừa qua, 8.11.2013, một cơn bão với tên gọi là Haiyan, đã đổ bộ vào Samar cách thủ đô Manila 600km về phía đông nam và miền trung Philippin rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. Với sức gió đạt 310 km/h đã khiến cho cả thành phố Tacloban hầu như bị san bằng.

Xác người nằm ngổn ngang khắp thành phố. Có những chiếc tàu nặng cả chục tấn, thế mà vẫn bị sóng biển dâng cao hất vào đất liền như một mảnh giấy nằm chơ vơ trên đường phố. Một đoạn video ngắn trên CNN đã trình chiếu cảnh nước biển tràn vào khách sạn, lên đến lầu một. Đâu đó chúng ta có thể nghe lời than khóc của một người cha mất con vì gió mạnh đến độ nó đã kéo đứa bé ra khỏi tay ông ta.

Với những gì đã xảy ra, quả thật, bão Haiyan là một thảm họa cho đất nước Philippin.

Cứ sự thường, mỗi khi có thảm họa xảy ra, con người lại tự hỏi, phải chăng là sắp đến tận thế? Sắp tận thế! Khi nào tận thế!  Vâng, đó là câu hỏi mà nhiều người muốn có câu trả lời.

Thật ra, không phải hôm nay, nhưng là ngay từ xa xưa, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã có những thắc mắc như thế, đã có lần các ông hỏi Thầy của mình rằng: “Xin Thầy nói cho chúng con biết khi nào những sự việc ấy xảy ra, và cứ điềm nào mà biết ngày Thầy quang lâm và ngày tận thế” (x.Mt 24, 3).

Không như một số giáo phái thường “chẻ lời Kinh Thánh ra làm tư” để tiên báo về ngày tận thế. Cũng không như các nhà khoa học cho rằng, một ngày nào đó sau hàng tỷ năm, thế giới chúng ta sẽ qua đi, vì mặt trời, nguồn năng lượng của nó, sẽ cạn kiệt nhiên liệu.  Theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo thì, không một ai có thể “…biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại… Chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi của vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị…” (x.Hiến chế về Mục Vụ trong thế giới ngày nay, số 39)

Đúng vậy, Chúa Giêsu, trong những ngày còn tại thế, Ngài đã cho các môn đệ biết rằng, sự cần thiết để biết  “bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra” không quan trọng cho bằng “đến Ngày phán xét (mọi người) sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói (hay đã làm)” mới là điều cần quan tâm đến.

Ngày tận thế ư! Đó là điều nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Vì là chương trình của Thiên Chúa cho nên ngày đó sẽ đến, không phải theo cách hoặc thời điểm mà một số các giáo phái thường tiên báo hay các nhà khoa học tưởng là…

Nói về ngày tận thế, Đức Giêsu đã có một bài giáo huấn và bài giáo huấn đó đã được ghi chép lại trong Tin Mừng thánh Luca (21, 8-19).

**

Tin Mừng thánh Luca đã thuật lại rằng: Một hôm, nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: ‘Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào’.  

Bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào ư! Sau lời tuyên bố đó, không thấy thánh Luca nói đến, nhưng rất có thể các môn đệ của Đức Giêsu không khỏi không hoang mang lo lắng.

Hành động các ông lập tức hỏi Người, rằng: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”, cho thấy, các ông thật sự muốn Thầy của mình cho một lời giải đáp khả dĩ, một lời giải đáp hầu khỏa lấp nỗi hoang mang lo lắng của các ông. 

Vâng, hôm đó, thay cho lời giải đáp, Đức Giêsu đã để lại cho các ông những lời dặn dò, những lời dặn dò nhằm đem lại cho các ông  sự “bền chí” và  lòng “kiên trì”. Một sự bền chí và kiên trì vượt không gian và thời gian. Một thứ không gian và thời gian do chính Thiên Chúa là Đấng quyền năng, làm chủ. Người không chỉ lảm chủ không gian lẫn thời gian, mà còn làm chủ ngay cả: “một sợi tóc trên đầu anh em…” (Lc 21, 18). 

***
Đức Giêsu đã dặn dò những gì? Thưa, Ngài căn dặn rằng, “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘chính ta đây’, và ‘Thời kỳ đã đến gần’: anh em chớ theo họ” (Lc 21, 8).

Từng bước… từng bước… Đức Giêsu cho các môn đệ thấy những “điềm báo trước” và chính những điềm báo trước này sẽ là cơ hội để các ông “làm chứng” cho Ngài. Những điềm báo trước, đó là “chiến tranh, động đất, ôn dịch và đói kém”. Những điềm báo trước, còn là “sự bắt bớ, sự ngược đãi, bị tù đầy, sự chết chóc và thù ghét” sẽ xảy ra. (x.Lc 21, 9… 17)

Vâng, hôm đó, khép lại những lời dặn dò, Đức Giêsu không nói với các môn đệ ngày mai hay ngày mốt “các việc đó sẽ xảy ra”,  Ngài chỉ khuyên một lời khuyên duy nhất, rằng: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.” (Lc 21, 19)

****
Tất cả những gì Đức Giêsu đã nói năm xưa, nay có ứng nghiệm?! Thưa có.  

Bốn mươi năm sau, sau lời tiên báo của Đức Giêsu về Đền thờ Giêrusalem sẽ “không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”, nay đã ứng nghiệm. Lịch sử đã ghi lại, vào ngày 9/8/70, hùng binh La Mã đã triệt hạ và thiêu hủy Đền Thờ. Ngày nay, dấu tích Đền Thờ chỉ còn một bức tường, người Do Thái gọi là “bức tường than khóc”.   

Lời tiên tri của Đức Giêsu không chỉ ứng nghiệm nơi Đền thờ Giêrusalem mà còn ứng nghiệm suốt chiều dài lịch sử Kitô giáo.

Xưa, Đức Giêsu đã tiên báo “Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét”.

Thì đấy, chỉ ngay sau đó, sau khi Giáo Hội công khai rao giảng Tin mừng, lời tiên báo của Ngài đã ứng nghiệm.

Khởi đầu là người anh em Têphanô. Anh Têphanô chỉ vì rao giảng một “Giêsu người Nadaret” nên đã bị những người chống đối “xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá”. Chuyện kể rằng: “Họ ném đá ông, đang lúc ông cầu xin rằng: ‘Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này’. Nói thế rồi, ông an nghỉ” (Cv 7, 60). Tiếp đến là người anh em Giacôbê anh ông Gioan, ông ta đã bị con cáo già Hêrôđê chém đầu.

Không chỉ có máu-tử-đạo đã đổ ra, lời tiên báo của Đức Giêsu về sự ngược đãi tù đày cũng liên tiếp xảy ra trên “một số người trong Hội Thánh” (x.Cv 12, 1). Thuyền trưởng con tàu Giáo Hội tông đồ Phêrô chính là dấu chứng điển hình cho lời tiên báo của Đức Giêsu. Chuyện kể rằng. cũng là cáo già Hêrôđê, khi thấy việc làm đó vừa lòng người Do Thái, “nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa”.  

Còn đây, tại Việt Nam, những người môn đệ của Đức Giêsu, mà tiêu biểu là  một  trăm mười bảy vị (117) và ngày 5/3/2000 thêm một vị là Anrê Phú Yên, tử đạo ngày 26/07/1644, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước, mà toàn thể Giáo Hội Việt Nam sẽ kính trọng thể vào Chúa Nhật ngày 17/11 năm nay, năm 2013, cũng chính là những minh chứng cho lời tiên báo của Đức Giêsu về sự “ngược đãi, bắt bớ, tù đầy, chết chóc và thù ghét” xưa kia, nay đã trở thành hiện thực.

Nhắc lại những chuyện này để làm gì?

Thưa, trước hết là để chúng ta tự hỏi lòng mình rằng, “vì danh Thầy Giêsu” chúng ta sẽ làm gì khi phải đối diện trước một thực tế hôm nay, một thức tế có một thế giới ngày càng phỉ báng Thiên Chúa và  cho rằng “Thiên Chúa đã chết”… và rằng niềm tin vào “Đức Giêsu tái lâm” chỉ là huyền thoại?

Hãy tự hỏi lòng mình rằng, “vì danh Chúa”, chúng ta sẽ xử sự ra sao khi phải đối diện trước những nhà cầm quyền áp đặt những luật lệ, như luật cho phép phá thai, cho phép hôn nhân đồng tính, nói tóm lại là những đạo luật đi ngược lại luật Thiên Chúa?

Quý vị có biết “phá thai” là gì không? Vâng, một diễn đàn trên internet định nghĩa: “Phá thai chỉ là.... làm cho một trái tim ngừng đập... cho hai mắt không còn nhìn thấy.... cho đôi môi không bao giờ nói... hai tay không chạm... hai chân không bao giờ chạy..”. Vậy, có phải phá thai chính là “giết người”?

Quý vị có biết thế nào là “hôn nhân đồng tính”? Vâng, không nói ra ai cũng biết. Dĩ nhiên, luật Thiên Chúa không hoan nghênh loại hôn nhân này. Hãy nghĩ xem, nếu Thiên Chúa khuyến khích, Người đã không mất công “lấy cái xương sườn đã rút ra từ con người, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người” (x.St 2, 22)

Và, sau cùng, nhắc lại những chuyện đã nêu trên là để khẳng định rằng, lời tiên tri của Đức Giêsu sẽ vẫn tiếp tục ứng nghiệm, ứng nghiệm cho đến “ngày ấy”, ngày mà như lời ngôn sứ Malakhi đã nói: “Ngày ấy đến, đốt cháy như hỏa lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy sẽ đến thiêu rụi chúng - ĐỨC CHÚA các đạo binh phán – không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào. Nhưng đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo tia sáng chữa lành bệnh” (Ml 3, 19-20)

(Tưởng chúng ta cũng nên biết, một số nơi trên thế giới, có những linh mục, mục sư, vì “Kính sợ Danh Chúa” họ đã có những bài giảng, dựa vào lời Chúa, phản đối những luật lệ nêu trên, họ đã bị bắt bớ tù đầy). 

“Kính sợ Danh Chúa” có thể chúng ta sẽ phải đổ “máu và nước mắt”, có thể cuộc đời chúng ta sẽ phải nhuốm màu “tang tóc”. Nhưng nước mắt, máu đào và sự tang tóc, nó lại là hành trang, một thứ hành trang chính Thầy Giêsu đã mang theo trên con đường cứu chuộc nhân loại. Chính vì thế, nó cũng phải là hành trang của chúng ta, một người môn đệ Đức Giêsu, trên con đường đến gặp Ngài trong ngày quang lâm.   

Vâng, trước một thế giới đầy mưu ma chước quỷ, với những lối “ngụy biện” đầy xảo trá, chúng ta, rất có thể, sẽ có lúc mất đi sự kiên trì trong việc chờ đợi ngày quang lâm của Đức Giêsu.

Chính vì thế, đừng bao giờ đi ngủ, trước khi chúng ta ngước lên thánh giá Chúa Kitô và cầu xin với Người, dĩ nhiên, chúng ta không cầu xin như lời các môn đệ đã cầu xin năm xưa, “cho chúng con biết khi nào những sự việc ấy xảy ra, và cứ điềm nào mà biết ngày Thầy quang lâm và ngày tận thế”, nhưng là, hãy cầu xin Chúa Giêsu “Ơn Kiên Trì”.

Đừng quên, Chúa Giêsu đã nói: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”

Petrus.tran




Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tôi tin… có sự sống đời sau.




********

Tôi tin… có sự sống đời sau.

Sách Giảng Viên có chép: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời; một thời để chào đời, một thời để lìa thế…” (Gv 3, 1-2). Đúng vậy, có sinh ắt có tử, đó là quy luật muôn đời của Tạo Hóa. Tất cả mọi người, không trừ một ai, “sống làm người ai không phải chết?” (Tv 88, 49).

Nói tới cái chết, có thể nói,  đó là điều không còn phải bàn cãi. Thế nhưng, sau cái chết là gì, con người sẽ đi về đâu vẫn luôn là đề tài nóng hổi suốt chiều dài lịch sử con người.

Với Phật giáo, theo chủ  thuyết luân hồi, cho rằng, sau khi chết, con người sẽ đầu thai kiếp mới. Một số người (vô thần) cho rằng, giống như một con vật, chết là hết.

Chết là hết ư! Không có “sự sống lại ư!”. Vâng, vào thời Đức Giêsu còn tại thế, có một nhóm người cũng quan niệm như thế. Nhóm người đó được gọi là “nhóm Xa đốc”.
**
Chuyện kể rằng, một hôm, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giêsu. Cứ sự thường, mỗi khi có một “phe nhóm” nào đến gặp Ngài, y như rằng, hôm đó sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt.

Thế nhưng, với nhóm Xa-đốc hôm nay, họ không tranh luận, trái lại, khi gặp được Đức Giêsu, họ tỏ thái độ như một chú học trò trước mắt ông thầy giáo. 

Hôm đó, những chú-học-trò-Xađốc “théc méc” về một chuyện có liên quan đến hôn nhân gia đình và sự sống lại. Và khi đã đứng trước mặt ông thầy Giêsu, họ đã tuôn những “théc méc” đó, rằng: “Thưa Thầy, ông Môse có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dõi cho anh hay em mình…”

Ôi! tưởng chuyện gì, hóa ra là chuyện về luật “thế huynh” cũ rích từ thời Môse.  Vâng, điều luật đó, đối với Đức Giêsu, chẳng có gì là lạ, bởi đây là  luật lệ của Do Thái giáo và rất phổ biến ở Cận Đông. Đức Giêsu là người Do Thái, hẳn nhiên Ngài không lạ lẫm về luật lệ này.

Thế nhưng, hôm đó, nhóm Xa-đốc đã làm cho điều luật đó trở nên “lạ kỳ”. 

Vâng, chuyện thật lạ kỳ khi họ nói tiếp với Đức Giêsu, rằng: “Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy,  bảy anh em chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng người đàn bà ấy cũng chết”.

Theo bạn, đây là câu chuyện thật hay do nhóm Xa-đốc”phịa” ra! Không thấy thánh sử Luca nói đến. Thế nhưng, dù thật hay phịa thì câu chuyện này như một sự thách thức mà nhóm Xa-dốc muốn thách thức Đức Giêsu.
Họ thách thức Đức Giêsu điều gì? Thưa, họ thách thức Ngài về việc “chuyện gì sẽ xảy ra ở thế giới bên kia, thế giới của sự chết…?”
Thật vậy, sau khi kể xong câu chuyện, một câu hỏi đã được họ đặt ra, một câu hỏi khiến cho ai nghe cũng phải khó nuốt. Họ hỏi Ngài rằng: “Vậy, trong ngày sống lại, người đàn bà  sẽ là vợ ai?” (Lc 20, 33)
Đúng, quả là một câu hỏi khó nuốt. Thế nhưng, có khó nuốt thì cũng chỉ khó nuốt đối với những ai chưa biết gì về “cuộc sống đời sau”. 

Với Đức Giêsu, Đấng “từ trời mà xuống” - Đấng đã tuyên bố rằng “Ta  là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.”, thì có gì ngăn trở Ngài biết đến những gì sẽ xảy ra ở “cuộc sống đời sau”!

Hôm đó, để trả lời cho câu hỏi,  Đức Giêsu đã nói rằng, “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chống” (Lc 20, 34-35) 

Với sự sống đời sau, Đức Giêsu nói tiếp: con người sẽ “không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần” (Lc 20, 36)

***
Tưởng chúng ta nên biết, những chú-học-trò-Xađốc chỉ công nhận “ngũ kinh”, năm cuốn đầu bộ Cựu Ước. Đó là một thiếu xót lớn. 

Thật vậy, nếu họ đọc tất cả những sách trong Kinh Thánh,  chắc hẳn họ sẽ tin có sự sống đời sau và chắc chắn họ sẽ  “dựa vào Lời Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại”(2Mcb 7,14). 

Thì đây, sách Macabe có chép rằng  “Có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ”. Vua Antiokho bắt họ phải “ăn thịt heo là thức ăn luật Môse cấm”(2Mcb 7,1). 

Đối với người Do Thái, luật Môse chính là luật của Đức Chúa. Chính vì thế, bảy anh em không thi hành lệnh vua. Thế là vua ra lệnh giết họ. Một người trong bảy anh em trước khi chết đã lớn tiếng nói rằng: “Vua là một tên hung thần, vua khai trừ chúng tôi ra khỏi cuộc đời hiện tại, 
nhưng bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2Mcb 7, 9).

Thiên Chúa “Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời”. 

Đó không phải là một lời hứa xuông. Đức Giêsu, qua những phép lạ “cho con trai một bà góa thành Nain sống lại”, rồi đến “cho con gái ông Gia-ia sống lại”, kế đến sự kiện “anh Lazaro đã chôn trong mồ được bốn ngày” được sống lại, và cuối cùng là chính Ngài, chính Ngài cũng đã sống lại từ cõi chết, như là những minh chứng cho lời phán hứa nêu trên.

****

“Một thời để chào đời, một thời để lìa thế…”.  Là một tín hữu Công Giáo, với tháng mười một hàng năm, nên chăng gọi đó là tháng để chúng ta nghĩ đến “một thời để lìa thế”.!

Và khi nói đến “một thời để lìa thế”, có bao giờ chúng ta tự hỏi “Khi tôi không còn nữa. Sẽ lấy được những gì. Về bên kia thế giới”?

Phải chăng đó là sự “cực hình lửa thiêu đốt”? Hay, phải chăng đó là một tấm vé  ngồi “vào lòng ông Apraham”?

Thưa, câu trả lời phụ thuộc vào hiện thực của đời sống, đời sống của chính mỗi chúng ta, như có lời đã chép “sống sao chết vậy”.
Đúng vậy, Kinh Thánh cũng có chép rằng,  “Trong ngày mệnh chung, trả cho con người theo lối họ đã  sống, đối với Đức Chúa, là chuyện thật dễ dàng” ( Hc 11, 26).

Vì thế, hãy ghi khắc câu Kinh Thánh này vào tâm hồn chúng ta, bởi, “cái lối” mà chúng ta đã và đang sống chính là “tiêu chuẩn” chính là “thước đo” và là “câu trả lời” trước tòa phán xét, nơi Thiên Chúa sẽ chọn “những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết” (Lc 20, 34-35)

Tuy nhiên, để được thỏa lòng về những lời hứa ban của Chúa, điều quan trọng, trước tiên, đó là chúng ta phải tin và tuyên xưng rằng “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”.

Petrus.tran   

Đừng ném đá - đừng phạm tội.

Chúa Nhật – V  – MC – C                            Đừng ném đá - đừng phạm tội . “ Chúa thương chúng ta vì Chúa là Thiên Chúa. Chúa thương ...