Đừng để Chúa nói “dại quá con ạ!”
Sống
trên đời, có lẽ hầu hết trong chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống giàu
sang phú quý. Đó không phải là một ước muốn xấu. Muốn giàu sang phú quý không
có gì sai, vì, Thiên Chúa là Đấng ban mọi ơn phúc cho con người: ơn phúc vật
chất lẫn ơn phúc tâm linh.
Kinh
Thánh cho chúng ta biết rằng, có rất nhiều người đã được Thiên Chúa ban cho
giàu sang phú quý, điển hình như ông Ápbraham, ông Gióp, vua David và vua
Salomon v.v…
Chỉ
tiếc rằng, có vẻ như, ngày nay, khi nói đến sự giàu sang phú quý, con người
không còn coi đó như là ơn phúc “TRỜI” ban. Tệ hơn nữa, con người còn coi sự
giàu sang phú quý như là cứu cánh cho cuộc sống, có “tiền” thì cả “tiên” cũng
mua được.
Nghĩ
như thế quả là một sai lầm và hết sức nguy hiểm. Với Đức Giêsu, Ngài đã gọi
những người có quan niệm như thế là “Đồ ngốc!”.
**
“Đồ
ngốc!”. Đúng vậy, Đức Giêsu đã nói như thế
trong một lần Ngài cùng với các môn đệ ra đi truyền giáo. Hôm đó, sau
khi Đức Giêsu có một bài giảng hùng hồn về một Thiên Chúa là Đấng quyền năng,
thì có một người trong đám đông đến gặp Ngài.
Người
này gặp Đức Giêsu để làm gì? Thưa, là để xin Ngài đứng ra dàn xếp việc “chia gia
tài”…
Chia
gia tài ư! Vâng, theo truyền thống, rabbi chính là người có thẩm quyền phân xử và có lẽ người này nghĩ rằng Đức Giêsu cũng là
một rabbi nên đã đến với Ngài và nói “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần
gia tài cho tôi”.
Thế nhưng, thật đáng tiếc cho người này, Đức Giêsu
đã từ chối bằng một câu trả lời như trách khéo, rằng “Này anh, ai đã đặt tôi
làm người xử kiện, hay người chia gia tài cho anh?” (Lc 12,14).
Kết thúc buổi không hẹn mà đến, Đức Giêsu cho
người này một lời khuyên, Ngài khuyên rằng, “Anh em phải coi chừng, phải giữ
mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được
bảo đảm nhờ của cải đâu”.
***
Tại sao
Đức Giêsu không phân xử ? Thưa, thứ nhất, khi đến gặp Ngài, qua câu nói: “bảo
anh tôi chia phần gia tài cho tôi”, vâng, qua câu nói, có vẻ như người này muốn
áp đặt, muốn ra lệnh Đức Giêsu phải thực hiện rốt ráo điều anh ta xin.
Thứ
hai, đúng, một cách nào đó, Đức Giêsu là
một rabbi, nhưng Rabbi-Giêsu đến thế gian không phải để làm thẩm phán hay quan
tòa của thế gian, Ngài đến thế gian với vai trò là Đấng-Cứu-Thế, là để “loan
báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn… công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho
người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một
năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18).
Và cuối cùng, để làm sáng tỏ vấn đề, Đức Giêsu đã
kể một dụ ngôn, dụ ngôn nói về “người phú
hộ thu tích của cải cho mình”.
****
Chính
trong dụ ngôn này Đức Giêsu đã nói “Đồ ngốc!”. Ngài nói ai là đồ ngốc? Thưa,
người phú hộ. Tại sao người phú hộ bị Đức Giêsu gọi như thế?
Vâng,
chuyện kể rằng, “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới
nghĩ bụng rằng: Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu!”.
Ơ kìa!
Chuyện nhà nông mùa màng bội thu và lo ngại kho bãi không còn chỗ chứa thì có gì
để gọi là “ngốc!”! Kinh Thánh chẳng đã khen
“Người khôn ngoan biết để dành” đó sao!
Đúng,
đúng là không có gì đáng gọi là ngốc, mà còn phải khen nhà phú hộ là khôn ngoan
biết lo xa với những dự tính như “xây những cái kho lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải
mình vào đó”.
Thế nhưng,
điều cần nói ở đây, đó là nhà phú hộ kia, trước những thành quả đạt được, lại
dương dương tự đắc coi trời bằng vung, cho rằng, tất cả “của cải ê hề, dư xài
nhiều năm”, mà ta có, không liên quan gì đến trời đất gì cả, chỉ duy nhất một
người sở hữu đó là “hồn ta”. Đáng trách hơn,
ông ta ngạo mạn vung vít rằng, “Hồn ta hỡi… cứ ăn uống vui chơi cho đã!”
Chính
lời tuyên bố ngạo mạn đó đã nói lên cái “ngốc” của nhà phú hộ. Ai… ai đã tạo
dựng “hồn-ta”? Ai… ai đã “cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu
cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính”. Ai…
ai sẽ là người “nội đêm nay… đòi lại mạng ngươi?”
“Đồ
ngốc”… Vâng, nếu Đức Giêsu là người Việt Nam, gốc bắc, chắc hẳn Ngài sẽ nói với
nhà phù hộ kia rằng “Dại quá con ạ!”.
“Dại
quá con ạ!” phải chăng, đó cũng là lời Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay?
Đúng vậy, nếu chúng ta chỉ biết “thu
tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa”.
Đừng
quên lời Đức Giêsu đã nói “Được cả thế gian mà mất linh hồn thì nào ích gì”.
*****
Có bao
giờ chúng ta tự hỏi, như thế nào là “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”?
Làm
giàu trước mặt Thiên Chúa, phải chăng là “ăn mặc lụa là gấm vóc, ngày ngày cứ
yến tiệc linh đình” còn những kẻ nghèo khổ, khố rách áo ôm thì cứ mặc-kệ-nó?
Thưa,
không phải như thế. Làm giàu trước mặt Thiên Chúa chính là “đừng xòe tay ra
nhận, rồi nắm lại khi phải cho đi” (Hc 4,31).
Khi người doanh nhân vội vã tới bệnh viện, ông ta nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn nằm ngay dưới chân bức tường hành lang, đang run lên vì lạnh, và trong tay cô gái đó có chính xác chiếc ví mà vợ ông đã bị mất. Cô gái tên là Hiada, cô tới bệnh viện để đưa người mẹ đang bị ốm khám bịnh. Người mẹ và cô con gái, hai người đang dựa vào nhau để sống, họ rất nghèo, họ bán mọi thứ đáng giá và gom góp chỉ vừa đủ số tiền để nhập viện và ở bệnh viện trong một đêm. Không có tiền, họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện vào ngày tiếp theo.
Đêm đó, Hiada đã
bị bỏ lại bơ vơ trong hành lang của bệnh viện. Cô ấy cầu nguyện xin Chúa nhân
từ cứu giúp và hy vọng sẽ gặp được một quý nhân nào đó sẽ cứu giúp được mẹ cô.
Đột nhiên, một người phụ nữ đi từ trên hàng lang xuống và đã đánh rơi chiếc ví
mà không hề để ý và vội vã đi qua, có lẽ bởi vì cô ấy đang phải mang một thứ gì
đó trên tay. Hiada là người duy nhất ở hành lang lúc đó, cô đã tới và nhặt
chiếc ví lên. Khi cô chạy tới sau cánh cửa phía sau người đàn bà kia, thì bà ấy
đã ở trên ô tô.
Hiada quay trở lại
phòng bệnh viện. Khi mở chiếc ví ra, cả hai mẹ con đều sock vì số tiền quá lớn.
Họ đều ngay lập tức nghĩ rằng số tiền kia sẽ có thể giúp mẹ cô ấy chữa bệnh.
Tuy nhiên, người mẹ đã nói với Hiada quay lại hành lang và đợi người đánh rơi
kia quay lại để tìm.
Bất chấp mọi nỗ
lực giúp đỡ cứu chữa của nhà doanh nhân, mẹ của Hiada đã ra đi và để người con
gái nhỏ ở lại một mình. Sau đó,nhà doanh nhân đã giúp đỡ cô con gái nhỏ bé kia,
người đã mất đi cả gia đình. Người mẹ và cô con gái không chỉ giúp người doanh
nhân lấy lại $100,000, mà quan trọng hơn là những tài liệu marketing đã giúp
nhà doanh nhân về sau thành công hơn bao giờ hết và trở thành một nhà triệu phú
chỉ sau đó không lâu
Sau khi tốt nghiệp
đại học, Hiada, (với sự giúp đỡ của nhà doanh nhân), cô đã trợ giúp cai quản
việc kinh doanh của nhà triệu phú. Mặc dù nhà triệu phú không bao giờ bổ nhiệm
cô vào một vị trí nào thực sự, nhưng trải qua rất nhiều thời gian thử thách và
học tập, những kinh nghiệm thông thái của nhà triệu phú đã ảnh hưởng tới cô,
giúp cô trở thành một nữ doanh nhân thực sự.
Vào những năm sau
này, ông đã tham vấn Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp
phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi:
“Trước khi tôi biết
Hiada và mẹ cô ấy tôi đã thực sự mất hết tiền, nhưng khi tôi đứng trước bà mẹ
và cô con gái, người đã tìm thấy một số tiền rất lớn của tôi khi mà họ đang
trong cảnh bệnh tật và nghèo đói nhưng vẫn không màng tới số tiền của tôi, tôi
nhận ra rằng họ mới là những người giàu nhất. Họ đã giữ được những tiêu chuẩn
đạo đức cao nhất của con người mà một người doanh nhân như tôi còn thiếu. Tiền
của tôi có được phần lớn là do những trò tiểu xảo và tranh nhau với người khác.
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong
cuộc đời là giá trị đạo đức của họ. Tôi cứu giúp Hiada không chỉ vì trả ơn hay
vì sự cảm thông. Mà là vì tôi thấy cô ấy như một hình mẫu chuẩn mực của một con
người.
Khi cô ấy ở bên
cạnh tôi, tôi sẽ luôn nhớ rõ rằng tại bất kỳ thời điểm nào cái gì tôi nên làm,
cái gì không, tôi nên kiếm tiền thế nào, tôi không nên kiếm thế nào. Đó là lý
do cơ bản cho sự thịnh vượng trong kinh doanh của tôi sau này và khi tôi đã trở
thành nhà triệu phú. Sau khi tôi chết, hàng triệu đô la của tôi sẽ kế thừa lại
hết cho Hiada. Đó không chỉ là để cho mà nó sẽ mang lại thành công hơn và thịnh
vượng hơn cho việc kinh doanh sau này. Tôi tin chắc rằng người con trai thông
minh của tôi sẽ hiểu được những suy nghĩ của cha mình.”
Khi người con trai
của nhà triệu phú đi du học trở về, anh đã đọc rất kỹ bức thư của cha và ngay
lập tức ký các giấy tờ chuyển nhượng mà không một chút đắn đo gì : “Tôi đồng ý
để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada
sẽ trở thành vợ của tôi.”
Sau khi đọc xong
và nhìn thấy chữ ký của người con trai nhà triệu phú, Hiada đã nghĩ rất nhanh
và đã ký vào: “Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả
người con trai của ông”. (theo chanhkien)
Qua câu
chuyện, chắc hẳn chúng ta có thể nhận ra ai là người đã “làm giàu trước mặt
Thiên Chúa”. Vâng, thật không dễ gì để trả $100.000 khi mình đang rất cần đến
nó. Thế nhưng, Hiada đã làm được.
Phải
chăng, cô ta đã thuộc lòng lời thánh Phaolô nói: “anh em hãy
hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì
thuộc hạ giới.”? (Cl 3,2).
Về phần
chúng ta hôm nay, chúng ta có quyền lựa chọn, làm giàu cho chính bản thân mình
hay là làm giàu cho Thiên Chúa! Thế nhưng, có một điều chúng ta cần nhớ, đó là,
đừng để sự lựa chọn của chúng ta trở thành nguyên cớ, mà sau này, nơi tòa phán
xét, quan tòa Giêsu sẽ nói với chúng ta rằng “Dại quá con ạ!”
Petrus.tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét