Chúa Nhật XIII – TN – A
Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
*** ***
Ngôn
ngữ Việt Nam có nhiều câu thành ngữ rất hay. Trong ngôn ngữ ngoại quốc
cũng vậy và người ta gọi đó là “proverb”. Có một proverb tiếng Anh viết
rằng: “Bad news travels fast”. Dịch thoáng qua ngôn ngữ Việt Nam, chúng
ta có thể hiểu rằng: “tiếng lành đồn xa – tiếng xấu còn đồn xa hơn”.
Có thể nói, câu thành ngữ này hoàn toàn đúng ở tất cả mọi quốc gia, mọi
chủng tộc trên thế giới.
Khi nói tới “tiếng đồn” thì,
những người nổi tiếng thường là đích ngắm cho những lời đồn đãi, khi có
dịp tiện. Đương kim Giáo Hoàng Phan-xi-cô là một ví dụ điển hình. Thì
đây, khi còn là Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Buenos Aires, mấy ai
biết rằng, vào ngày lễ thứ năm tuần thánh, trong nghi thức rửa chân,
ngài đã rửa và hôn lên chân các bệnh nhân ở nơi tạm trú Hogar de Cristo.
Thế nhưng, sau khi đã trở thành Giáo Hoàng Phanxicô đương nhiệm, thì,
ôi thôi! tiếng đồn về việc ngài rửa và hôn chân trong ngày lễ tiệc ly
tràn lan trên báo chí, trên web, trên blog, trên hè phố, nơi chợ búa,
trong quán cà phê, nói tắt một lời, trên khắp toàn cầu. Cũng may, đây là
tiếng đồn lành…
**
Đức Giêsu, khi còn tại thế, ngài cũng là đích ngắm cho những lời đồn đại của người đương thời.
Thật
vậy, trở về hơn hai ngàn năm xa trước đó, Kinh Thánh có ghi lại rằng:
Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại quê làng Na-da-rét, Đức Giê-su bắt đầu
ra đi loan báo Tin Mừng. Sự xuất hiện của Đức Giêsu trước công chúng
lập tức trở thành một sự kiện. Và sự kiện này đã được “đồn ra khắp xứ
Xy-ri” (Mt 4, 24)
Công chúng đã đồn đãi gì về Đức Giê-su?
Thưa, người ta đồn rằng “Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền…
Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”.
Uy quyền đó không chỉ dừng nơi lời giảng dạy mà còn được Đức Giêsu thể hiện qua những phép lạ Ngài làm.
Đúng
vậy, bất cứ ai ốm đau, bệnh hoạn tật nguyền, kể cả bị quỷ ám, kinh
phong, bại liệt v.v… đem đến Đức Giêsu, họ đều được Ngài chữa khỏi.
Không ai có thể quên chuyện xảy ra ở “địa hạt Tia”. Hôm đó, Đức Giêsu đã
chữa lành con gái một bà gốc Phê-ni-xi xứ Xyri khỏi bị quỷ ám” (Mc 7,
24). Rồi một anh “vừa điếc vừa ngọng… ở miền Thập tỉnh”. Thêm một “anh
mù ở Bêt-sai-đa” (Mc 8, 22).
Và đúng như lời người xưa
nói: tiếng lành đồn xa. Sau những phép lạ tỏ tưởng, một làn sóng những
lời đồn đãi về một ông Giê-su bùng lên và lan tỏa. Từ Caphacnaum cho tới
vùng Thập Tỉnh, từ Giêrusalem cho tới miền Giuđê và vùng bên kia sông
Giodan, nói tắt một lời, là khắp Palestina, đâu đâu cũng nghe tiếng đồn
về Đức Giê-su.
Những lời đồn đãi đó đã được Đức Giêsu chú ý
đến. Chính vì thế trong một dịp Thầy và trò “đến vùng kế cận thành
Xê-da-rê Philipphe”, Đức Giêsu đã có một thăm dò dư luận qua việc hỏi
han các người môn đệ của Ngài. Hôm đó Ngài đã hỏi các môn đệ rằng
“Người ta nói Con Người là ai?” (Mt 16, …13).
“Con Người”
là ai ư! Có lẽ, trong ba năm theo Thầy Giê-su, chưa có lúc nào bầu không
khí trong nhóm các môn đệ lại sôi động như lúc này. Để trả lời cho câu
hỏi Đức Giê-su đưa ra, một bản tường trình tổng hợp đã được các môn đệ
liệt kê. Các ông tường trình rằng, “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ
thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong
các vị ngôn sứ”. (Mt 16, 14).
Khi những lời tường trình
của các môn đệ chấm dứt, thay cho việc xác định hay phủ định, Đức Giê-su
hướng mắt nhìn các ông, và Ngài gửi đến các ông một câu hỏi, một câu
hỏi như để thẩm định lại nhận thức của chính các ông, nhận thức về Ngài
sau những ngày tháng các ông đã tin và đã đi theo Ngài. Câu hỏi rằng:
“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mt 16, 15)
Thầy là
ai ư! Vâng, khi câu hỏi được Đức Giê-su đặt ra, mười hai vị môn đệ đưa
mắt nhìn nhau trong thinh lặng. Chỉ duy nhất một người môn đệ tên là
Si-mon Phêrô, một Si-mon Phêrô như là đại diện cho nhóm mười hai, đã trả
lời với Đức Giêsu rằng, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
***
“Thầy
là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Thật ra, không phải chỉ ông
Si-mon Phêrô mới có lời tuyên xưng này. Tại Giêrusalem, dân chúng Israel
cũng đã có những tranh luận về “Con Người” của Đức Giêsu. Có người coi
Ngài như một vị ngôn sứ không hơn không kém. Nhưng cũng có người nói
Ngài chính “là Đấng Kitô” (Ga 7, 41).
Tuy nhiên, giữa lời tuyên xưng của ông Si-mon Phê-rô và lời nhận định của một số người Do Thái tại Giê-su-sa-lem hoàn toàn khác.
Với
người Do Thái tại Giê-su-sa-lem, họ tuyên bố trong sự “nghi ngờ”. Thật
vậy, chính một số người trong nhóm của họ đã tuyên bố; “Đấng Ki-tô mà
lại xuất thân từ Ga-li-lê sao?” (Ga 7, 41).
Còn với ông
Phê-rô, đó là một lời tuyên xưng, một lời tuyên xưng với tất cả niềm
tin, tin thật vào “Con Người thật” của Đức Giê-su, một “Con Người” mà
ông và những người bạn của ông đã dám “bỏ hết mọi sự và đi theo Ngài”.
Tại sao chúng ta có thể nhận định về ngài Phê-rô như thế? Thưa, đó là dựa vào lời nhận định của chính Đức Giê-su.
Đúng
vậy, lời tuyên xưng của ông Phê-rô không phải là một thứ “thông tin”,
không phải là dựa vào một lời “đồn đãi”, như những thông tin, những lời
đồn đãi đời thường, trước một người nổi tiếng. Trái lại, lời tuyên xưng
của ông đã được Đức Giêsu nhìn nhận là một lời tuyên xưng không phát
xuất do “phàm nhân mặc khải” nhưng là do Cha của Ngài “Đấng ngự trên
trời” đã mặc khải.
Vào một lần khác, chỉ vì “nuốt không
trôi” mặc khải về bánh-hằng-sống, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi
theo Đức Giêsu. Si-mon Phêrô, lại là Phêrô, ngài đã thay mặt nhóm mười
hai, tuyên xưng niềm tin của mình trước Thầy Giêsu, rằng: “Phần chúng
con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa”(Ga 6, 69).
“Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên
Chúa - Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”... Vâng, Simon đã
hai lần xác tín, hai lần tuyên xưng, chính vì thế, hôm đó, Đức Giêsu
không ngần ngại gọi ông là Phê-rô, “là Tảng Đá”, một thứ “Tảng Đá” mà
Ngài sẽ dùng để “xây Hội Thánh” của Ngài.
****
Bạn
có tham gia “facebook” không? Nếu có, hãy tưởng tượng, Đức Giê-su có mở
một trang facebook và trên timeline Ngài post dòng chữ “Còn anh em,
anh em bảo Thầy là ai?” cộng với lời kêu gọi các blogger Công Giáo trả
lời. Bạn sẽ trả lời chứ!?
Vâng, bước vào thế kỷ 21, một
thế kỷ với phương tiện truyền thông hiện đại như hôm nay. Chúng ta đã
được nghe cả trăm, cả triệu, cả hằng triệu câu trả lời.
Nhưng
thật là đáng tiếc, hằng trăm, hằng triệu câu trả lời đó, đã trả lời một
cách méo mó, một cách vu vơ, một cách sai lạc, thậm chí một cách hỗn
xược về Chúa Giêsu.
Không thiếu những bài viết hết sức văn
vẻ “bảo rằng” Đức Giêsu chỉ là một nhân vật tưởng tượng của tôn giáo.
Không thiếu những tên tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ” phóng bút mô tả
tôn giáo, nhất là Công Giáo, chỉ là “thứ thuốc phiện ru ngủ dân chúng”
v.v... và v.v…
Chính vì thế, là một người môn đệ của Đức Ki-tô,
chúng ta phải có trách nhiệm trả lời, không chỉ trả lời cho Thầy Chí
Thánh Giê-su mà còn cho tất cả bàn dân thiên hạ.
Trả lời
như thế nào ư!? Phải chăng là copy “nguyên con” câu của tông đồ Phê-rô
xưa đã trả lời Đức Giê-su, rằng “Thầy là Đấng Kitô. Con Thiên Chúa hằng
sống” rồi “paste” lên phần comment của chúng ta? Vâng, nếu đó là câu trả
lời của chúng ta! Xin thưa, tông đồ Gia-cô-bê nói: “cả ma quỷ cũng tin
như thế…” (Gc 2, …19)
Tạ ơn Chúa. Linh mục Jude
Siciliano, OP, đứng trước nan đề nêu trên, ngài có lời khuyên rằng: “Vào
những giai đoạn khác nhau trong đời, chúng ta cũng bị chất vấn những
câu như thế và chúng ta phải trả lời chứ không chỉ dừng lại công thức
tuyên xưng đức tin hay câu trả lời mà chúng ta học được từ các lớp giáo
lý khi còn là trẻ con, nhưng phải là câu trả lời từ một đức tin trưởng
thành được nuôi dưỡng bởi các bí tích, bài đọc, các cơ hội học hỏi trong
giáo xứ, qua cầu nguyện, suy tư Lời Chúa – cũng như những gì chúng ta
học được từ nỗ lực nhằm trả lời cho những thiếu thốn của con người và
thế giới quanh ta”.
Đúng vậy, nếu câu trả lời của chúng ta
chỉ là những câu tuyên xưng ngoài môi miệng thì, chẳng khác nào, như
lời tông đồ Giacôbê nói “mình có đức tin mà không hành động theo đức
tin, thì nào có ích lợi gì” (Gc 2, 14)
Là một Ki-tô hữu,
đương nhiên, chúng ta “có đức tin” vào Đức Giê-su Ki-tô. Có đức tin mà
không hành động theo đức tin là bởi chúng ta chưa “Mặc lấy Đức Ki-tô”.
Thế
nào là mặc-lấy-Đức-Ki-tô? Thưa, dĩ nhiên không phải là chúng ta sẽ theo
lối ăn mặc xưa của Ngài nhưng là mặc lấy cung cách sống của Ngài. Nói
rõ hơn, mặc lấy Đức Ki-tô, đó là mặc lấy cung cách yêu thương của Ngài,
đó là mặc lấy cung cách nhân từ của Ngài, đó là mặc lấy cung cách tha
thứ của Ngài.
Cung cách yêu thương của Đức Giê-su, đó là:
“Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”… đó
là “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống
anh em”.
Cung cách nhân từ của Ngài, đó là “Đừng xét
đoán… đừng lên án… “. Cung cách tha thứ của Ngài, đó là, phải tha đến
“bảy mươi lần bảy” (x. Mt 18, …22).
Đừng quên, Kinh Thánh
cho chúng ta biết rằng: “Thiên Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu: Người đại
lượng và chan chứa tình thương, Người không nỡ với ta như ta đáng tội
và không trả cho ta theo lỗi của ta.” (x.Tv 102, 8-10).
Thế
nên, để trả lời cho câu hỏi của Thầy Chí Thánh Giê-su cũng như cho bàn
dân thiên hạ biết “Ngài là ai?” không gì tốt hơn là chúng ta phải sống
đúng cung cách yêu thương của Ngài, sống đúng cung cách nhân từ của
Ngài, sống đúng cung cách tha thứ của Ngài.
Đây không phải
là chuyện dễ thực hiện. Thế nhưng, với kinh nghiệm từng trải trên con
đường loan báo cho bàn dân thiên hạ biết Đức Giê-su là ai, thánh Phao-lô
chia sẻ rằng: “Có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để
nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành và tất cả các dân ngoại được
nghe biết Tin Mừng” (2 Tm 4, 17).”
Thưa Bạn… Bạn có thấy
sống đúng cung cách sống của Đức Giê-su là điều khó thực hiện? Nếu chúng
ta cảm thấy khó? Vậy, chúng ta hãy theo kinh nghiệm của thánh Phao-lô,
cùng nhau nguyện rằng: Lạy Chúa Giê-su. Xin Ngài đứng bên cạnh chúng
con, ban sức mạnh cho chúng con, để nhờ đó mà việc rao giảng của chúng
con được hoàn thành và tất cả các dân ngoại được biết “Thầy là ai”.
Petrus.tran
Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
Thánh Thể: Thần Lương Nhiệm Mầu
Thánh Thể: Thần Lương Nhiệm Mầu
Đối
với con người, khi đến với tình yêu, trước tiên, người ta thường chú
trọng đến việc ai sẽ là người-mình-yêu-nhất. Chưa hết, người ta còn
tính toán, ai sẽ là người-yêu-mình-nhất. Và cuối cùng, người ta ước mong
rằng, giữa người-mình-yêu-nhất và người-yêu-mình-nhất sẽ là cặp đôi
hoàn hảo cùng đồng hành với nhau trong suốt cuộc đời mình.
Thế
nhưng, thực tế trong cuộc sống, để gặp được mối tình như thế, đó là
điều không đơn giản. Không đơn giản, bởi, có không ít trường hợp,
người-bạn-yêu-nhất không thích bạn. Không đơn giản còn bởi, cũng có
trường hợp, người-yêu-bạn-nhất lại không phải là người-bạn-yêu-nhất, để
rồi, người-bạn-đời của ta đôi khi chỉ là
người-xuất-hiện-vào-lúc-thích-hợp-nhất-trong-đời-ta.
Tình
yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, dĩ nhiên, không theo cung cách
như con người. Đối với Thiên Chúa, tình yêu của Người, như lời tông đồ
Gioan nói, “… cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa,
nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm
của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4, 10). Tiếp lời thánh Gioan, tông đồ
Phao-lô nói: “Bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đó là, Đức
Ki-tô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là những tội nhân” (Rm
5, 8).
Với
Đức Giê-su, khi nói về tình yêu của Thiên Chúa, Ngài không chỉ thể hiện
qua việc làm phép lạ chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, mà còn
truyền đạt bằng ngôn từ cho mọi người biết, rằng “Thiên Chúa yêu thế
gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải
chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).
Để
được sống muôn đời, ngoài việc tin vào “Con của Người”, con người còn
phải tiếp nhận một thứ “thần lương”, một thứ thần lương nhiệm mầu, để
“ai ăn sẽ được sống muôn đời”.
Tại
Caphanaum, “thần lương nhiệm mầu” đó đã được Đức Giê-su hé mở khi Ngài
lớn tiếng công bố, rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn
bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng, chính là thịt tôi
đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51).
Vâng,
hơn hai ngàn năm xưa, Caphanaum trong một ngày không êm ả, từng đoàn
người bên kia Biển Hồ tràn qua hội tụ nơi đây, khi họ biết rằng, có sự
hiện diện của Đức Giêsu.
Nguyên
nhân sâu xa của cuộc hội tụ này, là do trước kia, vào những ngày đầu
Đức Giêsu thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng, họ đã chứng kiến quyền năng
của Ngài qua việc chữa lành “mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật
nguyền” (Mt 4,24).
Nguyên
nhân gần, đó là, do vài hôm trước, vào một buổi chiều tà, Đức Giêsu đã
làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để cứu đói họ. Vì thế, hôm nay, họ lại “đi
Caphanaum tìm Người”. Họ đi tìm Đức Giê-su với ước muốn rằng, biết đâu,
một lần nữa, Ngài lại dùng quyền năng để làm một việc gì đó cứu đói họ
chăng?
Thế
nhưng, thật đáng tiếc, ước muốn đó đã không thành sự thật. Đối với họ,
chuyện sống còn “dưới đất” là điều thật khẩn thiết. Nhưng, với Đức
Giêsu, Ngài lại muốn họ nhận ra rằng, còn có sự sống “trên trời”. Sự
sống đó không thể được nuôi dưỡng bởi những thứ “lương thực mau hư nát”
nhưng phải được nuôi bởi thứ “lương thực thường tồn đem lại hạnh phúc
trường sinh” (Ga 6, 27).
“Lương
thực thường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh” không là điều bí ẩn, nó
đã được Đức Giê-su công bố trước bàn dân thiên hạ, rằng: “Tôi là bánh
trường sinh…. Bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết”.
Lời
công bố đó như một quả bom tấn, nó đã làm nổ tung những thành kiến về
Đức Giê-su, vốn đang tiềm ẩn nơi người Do Thái. Chuyện kể rằng: “Họ liền
tranh luận với nhau. Họ nói: làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn
thịt ông ta được?”
Bất
chấp những lời xầm xì phản đối của họ. Bất chấp những lời tranh luận
giữa họ với nhau. Bất chấp họ nghi ngờ về việc “(Ngài) có thể cho (mọi
người) ăn thịt của (Ngài)”. Đức Giêsu vẫn xác quyết rằng: Ai ăn thịt và
uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại
vào ngày sau hết.”
Có
lẽ, nhóm người Do Thái quên mất vai trò và sứ vụ của Đức Giêsu. Ngài
đến thế gian không để trở thành nhà ảo thuật, biến “đá thành bánh”. Bởi
nếu có làm như thế thì tấm bánh đó cũng chẳng khác nào “manna xưa, tổ
tiên họ đã ăn và đã chết” .
Vai
trò và sứ vụ của Đức Giêsu đến thế gian, là “để cho thế gian được
sống”. Được-sống-muôn-đời bằng một thứ manna mới. Manna mới đó chính là
Mình-và Máu của Ngài, như lời Ngài đã nói “thịt tôi thật là của ăn và
máu tôi thật là của uống”(Ga 6,55).
Hôm
đó, khép lại cuộc tranh luận, Đức Giê-su lớn tiếng tuyên bố, rằng: “Đây
là bánh từ trời xuống… Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”. (Ga 6,
58).
***
Với tất cả những gì Đức Giê-su đã công bố, có thể nói rằng, quả thật, Ngài đã ban cho con người một thứ “thần lương nhiệm mầu”. Sự nhiệm mầu không chỉ ở chỗ “Ai ăn… sẽ được sự sống muôn đời” mà còn, như lời tông đồ Phao-lô đã nói với những người tín hữu tại Cô-rin-tô, rằng: “Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?”.
Với tất cả những gì Đức Giê-su đã công bố, có thể nói rằng, quả thật, Ngài đã ban cho con người một thứ “thần lương nhiệm mầu”. Sự nhiệm mầu không chỉ ở chỗ “Ai ăn… sẽ được sự sống muôn đời” mà còn, như lời tông đồ Phao-lô đã nói với những người tín hữu tại Cô-rin-tô, rằng: “Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?”.
Sau đó, thánh nhân nói tiếp rằng: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả
chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta
cũng chỉ là một thân thể” (1Cor 10, 16-17).
Nói
cách khác “Thần Lương nhiệm mầu” mà hôm nay, Giáo Hội gọi là “Bí Tích
Thánh Thể” chính là chất xúc tác, tạo “sự kết hiệp – sự hiệp nhất” hồng
phúc với nhau trong Đức Ki-tô.
Chính
vì thế, hãy tự hỏi lòng mình, rằng: hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi
năm hay nhiều hơn thế nữa, mỗi khi lãnh nhận Thần Lương, chúng ta thật
sự “kết hiệp- hiệp nhất” hồng phúc với nhau trong Đức Ki-tô?
Nếu
chưa, hãy tự hỏi, điều gì khiến cho ta chưa kết hợp, chưa hiệp nhất!?
Có phải vì ta đón nhận Thần Lương như một thói quen, như một cái “mốt”
để chứng tỏ đẳng cấp đạo đức của ta?
Về
điều này, thánh Phao-lô cảnh cáo; “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn
Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được
Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1Cor 11, 28-29).
Chúng
ta đừng quên, trước giờ chịu nạn, Đức Giê-su đã cầu nguyện rằng: “Con
không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời
họ mà tin mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con
ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21).
“Để
tất cả nên một”. Vâng, năm nay, như chúng ta đã biết, là năm “Tân Phúc
Âm hóa” gia đình. Có cách nào Tân Phúc Âm hóa gia đình tốt hơn cách hãy
tạo một gia đình “nên một” trong Chúa, mọi lúc mọi nơi? Làm thế nào để
có một gia đình nên một trong Chúa?
Vâng,
xin mượn ý tưởng của một blogger ẩn danh thay cho câu trả lời. Ý tưởng
rằng: “Muốn liên kết, chúng con phải cắt bỏ những chứng tật cố hữu, phải
hy sinh trong mọi lúc. Thế nhưng, nhờ những hy sinh này, chúng con sẽ
nên một trong Chúa và sẽ được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa hành
động”.
Một
gia đình nên một trong Chúa, được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa
hành động, có phần chắc, gia đình đó, anh em hòa thuận. Một gia đình
nên một trong Chúa, được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa hành
động, có phần chắc, gia đình đó, vợ chồng ý hợp tâm đầu.
Một
gia đình nên một trong Chúa, được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa
hành động, có phần chắc, gia đình đó được kết hợp bằng
Mình-và-máu-Chúa; một thứ “Thần Lương Nhiệm Mầu”.
petrus.tran
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
Sáng danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
Lễ Chúa Ba Ngôi.
Sáng danh Ba Ngôi Thiên
Chúa.
***
Tông
đồ Gioan khẳng định: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thật vậy, Kinh Thánh chép rằng: “Từ
ban đầu Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1). Hơn thế nữa, Thiên Chúa còn
“làm ra con người theo hình ảnh (Thiên Chúa) và để cho con người làm bá chủ
trên mặt đất” (St 1,26).
Buồn
thay! con người đã phạm tội bất tuân. Chính tội lỗi con người phạm đã phá hủy
chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nó hủy diệt ơn phước và tình yêu thương Thiên
Chúa đã dành cho con người. Vì đã phạm tội nên con người sợ hãi để rồi trốn
chạy Thiên Chúa. Vì phạm tội, sự chết đã
thống trị con người. “Là bụi đất, (con người) sẽ trở về với bụi đất” (St
3,…19). Điều đau buồn hơn hết, chính vì tội lỗi đã phạm, nên con
người phải lìa xa Thiên Chúa. Mất đi hồng phúc làm con Thiên Chúa.
Dẫu
là vậy, nhưng, như lời Kinh Thánh đã ghi, Thiên Chúa vẫn luôn “… là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giầu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không
oán hờn mãi mãi.” (Tv 103, 8-9).
**
Quả thật, nhiều lần và nhiều
cách, tình yêu thương của Thiên Chúa vẫn luôn được biểu lộ trong suốt chiều dài
lịch sử con người. Và cái cách biểu lộ tuyệt vời nhất, như lời tông đồ Gioan
nói, đó là: “Tình
yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai
Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 1, 9)
“Con
Một của Người” chính là Đức Giê-su. Ngài đã đến thế gian và tái khẳng định với
con người rằng: “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
Trong ba năm thực thi sứ vụ
loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu, qua những lời giảng dạy, Ngài đã gửi đến con người
nhiều thông điệp, một trong những thông điệp đó đã được Ngài công bố rằng:
“Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian,
nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17).
Để minh họa cho thông điệp,
Đức Giê-su đã kể một dụ ngôn, một dụ ngôn đã làm ngất ngây cử tọa, đó chính là
“dụ ngôn người cha nhân hậu” (x.Lc 15, 11- 32)
Trong
dụ ngôn, qua nhân vật người cha, Đức Giêsu đã cho mọi người thấy rõ nét về một
Thiên Chúa Cha nhân hậu và bao dung. Một Thiên Chúa luôn “chạnh lòng thương
xót” trước những hối nhân trở về.
Với
nhân vật người con thứ, Đức Giêsu đã gửi đến mọi người một thông điệp rằng, con
người chỉ có thể đón nhận lòng nhân hậu và sự bao dung của Thiên Chúa với điều
kiện, đó là “tin”, tin vào sự tha thứ, đó là, đứng lên và đi về với Thiên Chúa,
như người con hoang đàng đã “tin” và đã “đứng lên, đi về cùng cha”.
Vâng, “Như người cha chạnh lòng thương con cái. Chúa cũng chạnh
lòng thương kẻ kính tôn”, hôm đó, để khép lại bản thông điệp về tình yêu, Đức
Giê-su đã khẳng định rằng: “Ai
tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi,
vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,18).
** *
Đến thế gian, Đức Giê-su không chỉ giới thiệu đến con người một
“Thiên Chúa là tình yêu” nhưng còn mạc khải cho con người biết rằng, ngoài
Thiên-Chúa-là-tình-yêu còn có một “Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Mạc khải này đã được chính Đức Giêsu bảy tỏ trong đêm Ngài trò
chuyện với ông Nicôđêmô.
Trong đêm đó, khi nói chuyện về Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đã
nói với ông Nicôđêmô về một “Đấng” mà nếu không bởi Ngài thì sẽ không thể vào
Nước Thiên Chúa và ông ta đã ngớ người ra khi nghe Đức Giêsu nói về Đấng đó, rằng
: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh
ra bởi nước và Thánh Thần”.
Chúa Thánh Thần là ai?
Thưa, hôm đó, Đức Giê-su đã giải thích với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Gió muốn thổi
đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi
đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3, 8).
Và quả thật, điều Đức
Giê-su nói đã trở thành sự thật sau khi Ngài về trời. Sự thật đó đã xảy ra vào
ngày lễ Ngũ Tuần, khi các môn đệ đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một
tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Chuyện được kể lại rằng, các môn đệ đã nhìn thấy “những
hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một”. Và từ đó,
các ông “được tràn đầy ơn Thánh Thần” (Cv 2 ,2).
“Thiên Chúa sai Con của Người
đến thế gian…” Con-của-Người nói: “Tôi
và Chúa Cha là một”… Con-của-Người còn phán hứa: “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo
Trợ sẽ không đến với anh em, nhưng nếu
Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh
em” (Ga 16,7)
Vâng, với
tất cả những lời Đức Giê-su tuyên phán, không
ai có thể thể phủ nhận rằng, Đức Giê-su đã mạc khải cho con người mầu nhiệm về
“Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Thư được viết rằng: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Và hơn thế nữa, thánh nhân luôn “cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2Cor13,13).
****
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể
lễ Chúa Ba Ngôi.
Phải chăng chúng ta sẽ “bổn cũ soạn lại” theo chân những nhà thần học xưa cố gắng diễn tả cho mọi người nhận biết mầu nhiệm “Một Chúa Ba Ngôi” theo nhiều cách thế khác nhau!
Phải chăng chúng ta sẽ diễn tả Ba Ngôi Thiên Chúa giống như H2O, tuy ở ba dạng thể: thể lỏng (nước lỏng), thể rắn (nước đá),và thể khí (hơi nước) nhưng tất cả đều được gọi là “nước”?
Phải chăng chúng ta sẽ nói về một quả trứng. Nó có vỏ bọc, có lòng đỏ và có lòng trắng, nhưng cũng chỉ là quả trứng? Phải chăng chúng ta không quên hình ảnh về mặt trời nơi phát ra ánh sáng và sức nóng nhưng cũng chỉ được gọi là mặt trời?
Thiên Chúa là Đấng vô hạn, chính vì thế, chúng ta không thể dùng những vật thể hữu hạn để mà so sánh về Người. Và Thiên Chúa nào có cao xa… Người đã mặc lấy xác phàm và đang cư ngụ giữa chúng ta kia mà!
Vâng, nói về Ba Ngôi Thiên Chúa, không gì tốt hơn là hãy học theo Thầy Giêsu, dùng ngôn ngữ tình yêu để mà diển tả về Người.
Thế nào là ngôn-ngữ-tình-yêu? Thưa, đó chính là hãy bày tỏ được lòng bao dung, sự chậm giận và hay tha thứ trong cuộc sống của mình.
Thật vậy, lòng bao dung, sự chậm giận và hay tha thứ có nơi chúng ta, chúng ta mới có thể “đem yêu thương vào nơi oán thù – đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp”.
Và khi chúng ta thực hiện trọn vẹn một trong những điều nêu trên, hãy nghĩ xem, phải chăng hình ảnh về một Đức Chúa Cha, qua chúng ta, đang phảng phất trước đôi mắt mọi người!
Lòng bao dung, sự chậm giận và hay tha thứ có nơi chúng ta, chúng ta mới có thể “tìm an ủi người hơn được người ủi an – tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết – tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”.
Vâng, khi chúng ta thực hiện tốt một trong những điều nêu trên, hãy nghĩ xem, làm sao mọi người lại không thể không nhìn thấy hình ảnh Đức Chúa Con, một Đức Chúa “dám liều mạng sống vì người mình yêu”!
Thưa Bạn, khi bạn bày tỏ lòng bao dung, sự chậm giận và hay tha thứ, trong lòng bạn sẽ cảm nhận được gì? Phải chăng, tâm hồn bạn sẽ cảm thấy bình an, hoan lạc, hiền hòa, nhân hậu, từ tâm?
Đúng, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình bình an, hoan lạc, hiền hòa, nhân hậu, từ tâm. Khi có được một tâm hồn như thế… Ôi! tuyệt diệu thay! tâm hồn bạn đang tỏa sáng “Hoa quả của Thần Khí”.
Tỏa sáng “Hoa quả của Thần Khí”, chẳng ai có thể phủ nhận bạn đang tuyên xưng "Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con; Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy".
*****
Khi nói về Ba Ngôi Thiên Chúa bằng “ngôn ngữ tình yêu”, phải nhìn nhận rằng, đó không phải là những lời nói dễ thực hiện. Thế nhưng, “ngôn ngữ tình yêu” lại là “điều kiện ắt có và đủ” cho bất cứ ai muốn trở thành môn đệ Chúa Giê-su.
Chính vì thế, để có thể thực thi “ngôn ngữ tình yêu”, chúng ta hãy cùng nhau ca nguyện rằng; “Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường”.
Vâng, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho “Ngôi thánh đường” tâm hồn chúng ta tràn ngập “ngôn ngữ tình yêu”, bởi nhờ đó chúng ta mới có thể làm “Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”. Nói cách khác, làm sáng danh “Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Petrus.tran
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Hồn con đang mong chờ Ngài…
Hàng
năm, sau lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, toàn thể Giáo Hội long trọng mừng
lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một
trong bốn lễ trọng của phụng vụ Công Giáo.
Bốn
ngày lễ trọng đó gồm: Lễ Giáng Sinh – Lễ Phục Sinh – Lễ Thăng Thiên và
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nếu được phép, có thể ví bốn ngày lễ này
như bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Chúng
ta hãy thử nghĩ xem, lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh có khác gì mùa xuân, vì
mùa xuân là mùa của hoa đâm chồi, cây kết trái. Đức Giê-su xuống thế làm
người là “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, đó chính là
một sự “đâm chồi - kết trái” hoàn hảo, để thế gian hễ ai tin vào Ngài
“thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (x.Ga 3, 16).
Lễ
Chúa Giê-su Phục Sinh có khác gì mùa hạ, vì mùa hạ là mùa nắng vàng
trong xanh, cây trái chín rộ. Cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giê-su
nói lên rằng, “Ơn Cứu Độ” đã chín rộ khắp toàn cõi Giê-ru-sa-lem cho tới
tận cùng trái đất.
Lễ
Chúa Giê-su Thăng Thiên có khác gì mùa thu, vì mùa thu là mùa lá thu
rơi với bao cảnh sắc sinh động, một bước khởi đầu của sự đổi mới. Sự
kiện Ngài “thăng thiên” chính là khởi đầu cho sự “đổi mới”, đổi mới bằng
sự ra đi của Đức Giê-su, “ra đi” như lời Đức Giê-su đã nói, là để “có
lợi cho anh em”, cái lợi đó, Đức Giê-su đã bày tỏ, rằng “Trong nhà Cha
Thầy có nhiều chỗ ở… Thầy đi dọn chỗ cho anh em”.
Lễ
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống có khác gì mùa đông,bởi mùa đông chính là
mùa của tưởng nhớ, nhớ về tình cảm người thân dành cho ta, nhớ về những
lời dạy dỗ của người thân yêu dành cho mình. Thì đây, Chúa Thánh Thần
hiện xuống, Người đã làm cho các môn đệ “nhớ lại mọi điều” Chúa Giê-su
đã nói với các ông.
Vâng,
nếu bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông đem lại cho con người một vòng tuần hoàn
thời tiết hoàn hảo, thì bốn ngày lễ: Giáng Sinh – Phục Sinh – Thăng
Thiên và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là những “toa tàu” không thể
thiếu trên “con tàu cứu rỗi” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa
đối với nhân loại.
Đáng
tiếc rằng, một số ít người tín hữu Công Giáo coi sự hiện diện của Chúa
Thánh Thần trong đời sống đức tin là điều không mấy hệ trọng. Đa số tín
hữu Công Giáo chỉ biết đến Chúa Thánh Thần trong ngày “lễ thêm sức”,
rồi sau đó, khi trưởng thành thì thường lãng quên vai trò của Chúa Thánh
Thần trong đời sống đức tin của mình.
Đó
là một suy nghĩ sai lầm hết sức nghiêm trọng. Đức Giê-su, ngay những
ngày đầu ra đi loan báo Tin Mừng, Ngài đã cho mọi người thấy tầm quan
trọng của Chúa Thánh Thần.
**
Thật
vậy, chuyện được kể lại rằng, trong một dịp nói chuyện với ông Nicôđêmô
về Nước Thiên Chúa, Đức Giê-su đã nói với ông ta rằng, “Thật, tôi bảo
thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi
nước và Thánh Thần” (Ga 3,7).
Riêng
với Nhóm Mười Hai, là những người môn đệ của Ngài, Đức Giêsu đã cho
các ông biết vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống đức
tin như thế nào.
Hôm
đó, hôm Thầy và trò cùng dự bữa tiệc mừng lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đã
nói với các môn đệ rằng “Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy,
Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều
Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
Hôm
đó cũng là hôm Đức Giê-su loan báo về sự “ra đi” của Ngài. Lời loan báo
đó đã làm cho các môn đệ xao xuyến. Và để trấn an, Đức Giêsu nói tiếp:
“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác
để ở với anh em luôn mãi”.
Lời hứa đó đã trở thành hiện thực vào ngày thứ nhất trong tuần, ngày Đức Giê-su Phục Sinh.
Vâng,
hôm đó đúng “vào chiều ngày thứ nhất trong tuần”, Đức Giêsu đã hiện đến
với các môn đệ, mặc dù nơi các ông ở “các cửa đều đóng kín”. Sự hiện
đến của Ngài đã làm tan biến những lời huyền hoặc do truyền thông thế
quyền Roma lẫn thần quyền Do Thái, cáo gian rằng, các ông đã lợi dụng
ban đêm lén đến “lấy trộm xác” rồi phao tin rằng Thầy của họ đã sống lại
từ cõi chết.(Mt 28,13).
Hôm
đó, khi nhìn thấy Đức Giê-su Phục Sinh, những nỗi âu lo của các ông tan
biến, thay vào đó, các ông cảm nhận được sự “Bình An” do chính Thầy của
mình đem lại. Sự bình an đó không chỉ dựa vào lời chúc của Đức Giêsu:
“Bình an cho anh em”, nhưng còn được củng cố bởi Thánh Thần Chúa khi Đức
Giêsu “Thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga
20,22).
***
“Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Vâng, lời hứa mà Đức Giê-su đã hứa nay đã
được Ngài thực hiện. Và hơn thế nữa, những lời dặn dò của Ngài với các
môn đệ, rằng “không được rời khỏi Giêrusalem nhưng phải ở lại mà chờ đợi
điều Chúa Cha đã hứa” cũng đã được sáng tỏ.
Hôm
đó, đúng vào ngày lễ Ngũ Tuần, không ai có thể tưởng tượng được, một
hiện tượng lạ xảy ra “từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh
ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp” (Cv 2,2).
Kinh
Thánh thuật lại rằng, các môn đệ đã nhìn thấy “những hình lưỡi giống
như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một”. Và từ đó, các ông “được
tràn đầy ơn Thánh Thần” (Cv 2 ,2).
Khi đã được tràn đầy ơn Thánh Thần, một phép lạ xảy ra, đó là: con người nơi các môn đệ đổi mới toàn diện.
Sự
đổi mới thứ nhất và quan trọng nhất, đó là: sự nhát đảm của các ông
được đổi mới bằng sự can đảm. Các ông không còn đóng kín cửa vì sợ người
Do Thái nữa. Niên trưởng Phêrô đã hiên ngang “đứng chung với nhóm mười
một… chứng thực sứ mạng của (Đức Giêsu)” cho mọi người nghe.
Sự
biến đổi thứ hai, đó là: Thánh Thần Chúa đã biến đổi ngôn ngữ của các
môn đệ. Các ông có thể “nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh
Thần ban cho”.
Hôm
đó, thật không thể tin được “các dân thiên hạ” phải “kinh ngạc vì ai
nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình” (Cv 2,6). Dù là “người
Roma hay người Do Thái… người đảo Cơrêta hay ngưởi Ảrập” tất cả mọi
người đếu được nghe các môn đệ “dùng tiếng nói của họ mà loan báo
những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,11).
Sự
biến đổi thứ ba, như lời Đức Giêsu đã nói “Khi (Đấng Bảo Trợ) đến,
Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính”
(Ga 16,8).
Thì
đây, vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần Chúa, qua miệng lưỡi các tông đồ,
đã cáo trách mọi người “Hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa
nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội”. Và quả thật, những lời
cáo trách đó đã làm cho nhiều người “đau đớn trong lòng”. Thánh Thần
Chúa đã tác động tâm hồn “khoảng ba ngàn người”, Ngài đã biến đổi họ từ
người chưa tin Chúa Giê-su trở thành “người tin” (Cv 2,…41).
****
Thời
đại Thiên Chúa sáng tạo đã qua. Thời kỳ Thiên Chúa cứu chuộc đã hoàn
tất qua biến cố “Chết và sống lại” của Đức Giê-su Ki-tô. Và hôm nay,
chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng – thời kỳ Chúa Thánh Thần.
Chính vì thế, hãy tự hỏi mình rằng, là một Kitô hữu, tôi đã nhận lấy Chúa Thánh Thần chưa?
Nếu chưa? Vâng, làm sao chúng ta có được “Ơn khôn ngoan” để mà phân biệt đâu là lẽ phải, đâu là điều gian ác?
Nếu chưa, làm sao chúng ta có được “Ơn hiểu biết” để mà nhận biết đâu là lẽ thật để được hưởng sự sống đời đời?
Nếu
chưa, làm sao chúng ta có được “Ơn sức mạnh – Ơn thông minh” để mà vượt
qua những cám dỗ, những cạm bẫy tràn lan trong một xã hội duy vật vô
thần như hôm nay?
Nếu chưa, làm sao chúng ta có được “Ơn đạo đức – Ơn kính sợ Thiên Chúa” để mà tôn kính sự công bằng và quyền phép của Người?
Nói
cách khác, nếu chúng ta chưa “Nhận lấy Chúa Thánh Thần” chúng ta không
thể có được những hoa trái Chúa Thánh Thần, hoa trái “ bác ái, hoan lạc,
bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl
5, 22) !
Không
có hoa trái Chúa Thánh Thần, làm sao chúng ta có thể “đem chân lý vào
chốn lỗi lầm… đem tin kính vào nơi nghi nan… chiếu trông cậy vào nơi
thất vọng.. dọi ánh sáng vào nơi tối tăm…đem niềm vui đến chốn u sầu”?
Không
có “hoa trái của Thánh Thần” làm sao chúng ta có thể “tân Phúc Âm hóa”
gia đình – một lời mời gọi khẩn thiết của Giáo Hội hôm nay?
Chúng ta hãy trở lại lời Đức Giê-su đã phán với các môn đệ năm xưa, rằng: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Thưa
Bạn, bạn có tin, đây cũng là lời phán của Chúa Giê-su đối với chúng ta?
Nếu tin, và nếu chúng ta chưa nhận lấy Chúa Thánh Thần, thì hôm nay,
ngay bây giờ, đứng chần chờ gì nữa, chúng ta hãy ngước mắt lên trời cùng
ca nguyện rằng “Thánh Thần! khấn xin ngự đến. Hồn con đang mong chờ
Ngài”.
Vâng, Lạy Chúa Thánh Thần. “Hồn con đang mong chờ Ngài”.
Petrus.tran
Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014
Sao còn đứng nhìn trời?
Chúa Nhật VII - A - Lễ Thăng Thiên.
Sao còn đứng nhìn trời?
Mùa
Phục Sinh đã khép lại. Và hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo mừng Lễ Thăng
Thiên. Thăng Thiên là gì? Thưa, có nghĩa là lên trời và đây là nói về Đức
Giê-su, không ngoài ai khác, rằng: Ngài đã lên trời.
Đây là niềm tin
tông truyền, các tông đồ chính là chứng nhân.
Thật vậy! Sau khi Đức Giêsu phục sinh và đã hiện
ra nhiều lần, nhiều cách với các môn đệ, có thể nói rằng, các ông đã dần dần phục
hồi lại niềm tin vào Thầy của mình. Những lúc “buồn buồn với chán chường”, cùng
với những nỗi thất vọng của các ông như bị đẩy lùi và thay vào đó là một niềm
tin tưởng. Nhóm mười một các môn đệ tin rằng rồi đây Thầy Giêsu sẽ “khôi phục
vương quốc Israel ” trong nay mai.
Thế nhưng, đó không phải
là điều Đức Giê-su sẽ thực hiện.
Bốn mươi ngày qua, kể từ khi sống lại từ cõi
chết, Đức Giêsu không ngừng hiện ra với các môn đệ. Và mỗi khi hiện ra với
các ông, ngoài những việc làm như ăn và uống để chứng minh rằng Ngài không phải
là ma, nhưng đã thật sự sống lại, Đức Giêsu còn chú trọng đến những lời dạy dỗ
các môn đệ. Một trong những điều dạy dỗ quan trọng, đó là Đức Giêsu đã “mở trí
cho các ông hiểu Kinh Thánh”.
Ngoài việc mở trí cho
các môn đệ hiểu Kinh Thánh, Đức Giê-su không quên nhắc lại cho các ông nhớ đến “Đấng
Bảo Trợ” mà các ông sẽ “nhận được”, đó chính là
“sức mạnh của Thánh Thần khi người ngự xuống” trên các ông.
“Nhận được sức mạnh của
Thánh Thần” Đức Giê-su nói tiếp “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại
Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất”
Hôm đó, Đức Giê-su, sau
những lời dặn dò các môn đệ, “Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có
đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1, 9).
**
Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tại sao, sau khi sống lại, Đức
Giê-su lại lên trời! Sao Ngài không ở lại thế gian, với quyền phép và chứng cứ
chết đi sống lại của mình, một chứng cứ đủ thuyết phục để mọi người tin theo?Thưa, nếu câu hỏi này được gửi đến Đức Giê-su, có phần chắc Ngài sẽ nói: “tư tưởng của ngươi không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của phàm nhân”.
Vâng, Đức Giê-su lên trời, như Ngài đã nói trong bữa tiệc mừng Lễ Vượt Qua, là để: “có lợi cho anh em”. Cái “lợi” đó, Đức Giê-su nói tiếp rằng: “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em”.
Không chỉ có thế, Đức Giê-su còn cho các môn đệ biết rằng: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Về điều này, các môn đệ đã được xác nhận sau khi Đức Giê-su “được cất lên ngay trước mắt các ông”. Vâng, hôm đó, “Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh mà nói: ‘Hỡi những người Ga-li-lê sao còn đứng nhìn trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1, 10-11)
***
Thánh Phao-lô khi nói tới
biến cố Đức Giê-su lên trời, ngài chia sẻ rằng: “Đó chính là sức mạnh toàn năng
đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi
dậy từ cõi chết, và đặt bên hữu Người trên trời” (Ep 1, …19-20).
Còn chúng ta, hôm nay,
kính trọng thể lễ Chúa Giê-su thăng thiên, chúng ta nghĩ gì?
Vâng, tác giả bài suy niệm
“Rồi Ngài sẽ trở lại”, chia sẻ rằng: “Mừng Mầu
Nhiệm Chúa về trời, bạn bước vào một mùa vọng mới, mùa mong đợi Đức
Ki-tô lại đến. Chúng ta, ‘những người Ga-li-lê’ ngày nay, không được phép cứ đứng
nhìn trời mà không làm gì cả, nhưng hãy quay trở lại công trường của mình là cuộc
sống trần thế này, sắn tay áo xây dựng nó xứng tầm với “thành đô Giê-ru-sa-lem
mới” trong ngày Đức Ki-tô lại đến.” (nguồn: 5 phút Lời Chúa tháng 6/2014)
****
“…Sắn tay
áo xây dựng nó” như thế nào? Thưa, chỉ cần thực hiện bốn chữ “Hãy đi và làm…”. Vâng,
Đức Giê-su, trước khi về trời, Ngài đã truyền dạy rằng, “Anh em hãy đi và làm
cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho anh
em”(Mt 28, 19)
Đây là
một lệnh truyền không dành riêng cho ai. Không nhất thiết phải là một giáo
sĩ, một giám mục hay một linh mục mới có thể “hãy đi và làm”.
Theo tông
huấn Giáo hội tại Châu Á ở số 45, do Đức
Gioan Phaolo II viết, thì: “Như Công đồng Va-ti-can II đã chỉ rõ, ơn gọi của
người giáo dân đặt họ ngay vào trong thế giới để thi hành những phận vụ đa dạng
nhất, chính tại đây họ được mời gọi truyền bá Tin Mừng của Đức Giê-su
Ki-tô (x. Hiến chế “Ánh sáng muôn dân”, 31).
Do ơn
sủng và do tiếng gọi của bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mọi giáo dân đều là nhà
truyền giáo; và địa bàn truyền giáo của họ là cả một thế giới rộng lớn và phức
tạp như : chính trị, kinh tế, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ
thuật, nghệ thuật và thể thao…
Tôi
xin gửi lời cám ơn của toàn thể Giáo hội đến họ, và tôi khuyên tất cả các giáo
dân hãy nhận lấy vai trò riêng của mình trong đời sống và sứ mạng của Dân Chúa,
là làm chứng cho Đức Ki-tô ở bất cứ nơi nào mình có mặt”. (nguồn: Tông Đồ Giáo
Dân Thực Hành).
*****
“…Làm
chứng cho Đức Ki-tô ở bất cứ nơi nào mình có mặt”. Vâng, không nhất thiết chúng
ta phải có mặt ở Phi Châu, ở Trung Đông hay một nơi nào đó trên thế giới, trước
nhất và quan trọng nhất, đó chính là trong gia đình chúng ta.
Ai
trong chúng ta lại không biết rằng, gia đình là rường cột xã hội, là nền tảng
cộng đồng, là chiếc nôi sự sống và là nhà giáo dục đầu tiên. Chính vì thế, hãy
để trong tâm hồn ta một câu hỏi, hỏi rằng: “tôi có là một chứng nhân của Đức
Giê-su ngay trong gia đình của tôi?”
Nói rõ
hơn, tôi có dạy bảo con tôi tuân giữ mọi điều Chúa đã truyền dạy cho tôi? Tôi
có dạy bảo con tôi rằng, Chúa đã phán “Được cả thế gian mà mất linh hồn thì nào
ích gì?” Trong một xã hội cổ súy chủ nghĩa duy vật vô thần, tôi có dạy bảo con
tôi rằng: Chúa Giê-su – Ngài chính là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống?”. Tôi
có nói với người bạn trăm năm của tôi rằng, phá thai là vi phạm vào điều răn
thứ năm mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy? v.v…
Hãy
tưởng tượng, nếu chúng ta, gia đình chúng ta cùng dạy bảo nhau “những điều Chúa
đã truyền dạy” thì điều gì sẽ xảy ra!? Vâng, chắc chắn rằng, láng giềng chúng
ta sẽ thân thiết, anh em chúng ta sẽ hòa thuận và vợ chồng chúng ta sẽ ý hợp
tâm đầu.
Láng
giềng thân thiết, anh em hòa thuận, vợ chồng ý hợp tâm đầu - Kinh Thánh nói – “cả
ba điều này đều đẹp lòng Đức Chúa và người ta” (Hc 25, 1)
Một khi làm “đẹp lòng Đức Chúa và người ta”, vâng, đó chính là lúc
chúng ta thực thi trọn vẹn lệnh truyền của Đức Giê-su năm xưa, rằng “Hãy đi và
làm”. Và nếu… nếu chẳng may “hai người đàn ông mặc áo trắng” năm xưa có thấy
những gì chúng ta làm, có phần chắc, hai vị này sẽ không nói với chúng ta, rằng:
Hỡi các anh “sao còn đứng nhìn trời?”
Petrus.tran
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Đừng ném đá - đừng phạm tội.
Chúa Nhật – V – MC – C Đừng ném đá - đừng phạm tội . “ Chúa thương chúng ta vì Chúa là Thiên Chúa. Chúa thương ...
-
“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Rồi Ngài lại cúi xuống viết trên đất.” (x.Ga 8, 7-8). Chúa Nhật V – MC – C...
-
“Từ đám mây có tiếng phán rằng: ‘Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9, 35). Chúa Nhật II – MC – C Xi...
-
Chúa Nhật V - MC – C Đừng phạm tội nữa… Petrus.tran “Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng…”, sách Thánh Vịnh cho biết như vậy, v...
-
Chúa Nhật IV - MC – C Sám hối và trở về - Chúa hoan nghênh Thiên Chúa, như lời Kinh Thánh nói, là “Đấng từ bi và nhân hậu. Người ch...
-
Chúa Nhật II – MC – C Tôi có: Vâng nghe lời Người? Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng, rằng: “Tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-...