Chúa Nhật IV – PS – B
Người mục tử nhân lành.
Như
chúng ta được biết, phụng vụ thánh lễ được chia làm những mùa như sau:
Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, kế đến là Mùa Chay và mùa Phục Sinh, những
Chúa Nhật còn lại gọi là mùa Thường Niên.
Hôm
nay chúng ta bước vào Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh. Nói tới mùa Phục
Sinh, có thể ví đây như là một mùa xuân của Giáo Hội. Thật vậy, như
người ta thường nói, mùa xuân là mùa của yêu thương, của muôn hoa nở rộ
khoe sắc thắm, của vạn vật sinh sôi, thì với “mùa Phục Sinh”, ân sủng
của Thiên Chúa nở rộ như hoa khoe sắc thắm, đó chính là ơn cứu chuộc. Đó
chính là chúng ta được tái khám phá một Thiên Chúa là Tình Yêu, Người
“yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì
khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).
Tình
yêu ấy được thể hiện qua cái chết và sự phục sinh của người Con Một là
Đức Giê-su, Ngài “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy
trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh
quang, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế” (x.Pl 2, 6-7).
Đức
Giê-su, vốn dĩ là Thiên Chúa “đã trở nên người phàm” và cư ngụ giữa thế
gian. Ngài “đến thế gian không phải để lên án thế gian nhưng là để thế
gian nhờ (Ngài) mà được cứu độ”.
Trước
giờ chịu nạn, bên cạnh các môn đệ yêu dấu, Đức Giê-su đã tái khẳng định
lại điều này bằng một thông điệp, thông điệp rằng: “Tôi đến để cho
chiên được sống và sống dồi dào” (x.Ga 10, 10)
**
Vâng, bối cảnh của Palestina thời đó được biết dân Israel đã phải sống trong cảnh một cổ hai tròng. Hai tròng đó: một là thế quyền và hai là thần quyền. Với thế quyền, họ luôn phải sống trong cảnh bất an trước sự cai trị hà khắc của Roma. Còn với thần quyền, họ đã phải oằn vai gánh nặng với những luật lệ do “các kinh sư và người Pharisieu” đặt ra hết sức phi lý.
Vâng, bối cảnh của Palestina thời đó được biết dân Israel đã phải sống trong cảnh một cổ hai tròng. Hai tròng đó: một là thế quyền và hai là thần quyền. Với thế quyền, họ luôn phải sống trong cảnh bất an trước sự cai trị hà khắc của Roma. Còn với thần quyền, họ đã phải oằn vai gánh nặng với những luật lệ do “các kinh sư và người Pharisieu” đặt ra hết sức phi lý.
Các
kinh sư và người Pharisieu là những người “ngồi trên tòa Mô-sê mà giảng
dạy”, thế nhưng, “họ nói mà không làm”. Chưa hết, các kinh sư và người
Pharisieu rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo,
nhưng khi họ theo rồi, các ông ấy lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục hơn
các ông.
Nhìn
con dân Israel sống trong cảnh như thế, Đức Giêsu không khỏi “chạnh
lòng thương xót”. Đã có lần, khi nhìn đoàn dân lũ lượt đi theo, Đức
Giêsu đã phải thốt lên với các môn đệ rằng: “họ như bầy chiên không
người chăn dắt” (Mc 6,34)
Chính
vì thế, một lần nọ, bất chấp những căng thẳng vốn thường xảy ra giữa
Ngài và nhóm Pharisieu, Đức Giêsu tuyên bố rằng, “mọi kẻ đến trước tôi
đều là tên trộm cướp”. Và tiếp theo đó, Ngài khẳng định, rằng “Tôi là
cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10,9).
Hôm đó, trước đám đám đông cử tọa, Đức Giê-su lên tiếng tuyên bố: “Tôi chính là mục tử nhân lành”.
Thế
nào là mục tử nhân lành? Vâng, Đức Giê-su cho biết, đó là người dám “hy
sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”. Sự hy sinh mạng sống mình cho đoàn
chiên phải được thể hiện qua việc người mục tử đó như một kẻ tiên
phong, “anh ta đi trước và chiên đi theo sau…”.
Lời
nói của Đức Giêsu, quả thật, sau này đã được thể hiện đúng như Ngài đã
tuyên bố. Tại đồi Golgotha, người mục tử Giêsu đã hy sinh mạng sống mình
bằng cái chết trên thập giá. Một cái chết để cứu chuộc nhân loại. Một
cái chết để không ai còn có thể mỉa mai nói rằng “từ Nazareth, làm sao
có cái gì hay được?” Một cái chết để muôn thế hệ về sau đều phải nhìn
nhận rằng, Đức Giêsu thành Nazareth, Ngài chính là “Vị Mục Tử nhân
lành”.
Đức
Giê-su, hôm đó, cho mọi người thấy sự nhân lành còn được thể hiện nơi
“những chiên khác”, những con chiên “không thuộc ràn này”. Những con
chiên mà Ngài “cũng phải đưa chúng về”.
Trước
đám đông cử tọa, Ngài cho mọi người biết, rằng: “ Chúng sẽ nghe tiếng
tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử”. Nói xong, Đức Giêsu
khẳng định rằng: “Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”.
***
Chúa Nhật hôm nay, theo truyền thống, chúng ta gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Vào Google, một trang mạng với chức năng tìm kiếm, đánh lên đó dòng chữ “Chúa Chiên Lành”, vâng, chúng ta sẽ thấy rất nhiều hình ảnh Đức Giêsu là một người thanh niên ẵm hoặc vác con chiên trên vai, muôn kiểu, muôn màu, muôn sắc.
Có
một số người dị ứng với Ki-tô giáo, nên, qua hình ảnh đó, họ cho rằng,
Đức Giê-su đã biến “con người” thành “con vật” khi gọi những người theo
Ngài là “con chiên”.
Có
thể nói rằng, những kẻ suy nghĩ như thế là những kẻ thiếu hiểu biết.
Còn nếu họ biết nhưng lại vờ như không biết, thì họ chẳng khác nào có
mắt như mù. Nói tắt một lời, họ chỉ là những kẻ thiếu lương thiện, mà
thôi.
Hình
ảnh người mục tử và con chiên trên vai, vâng, đó chính là hình ảnh
trong Cựu Ước thường dùng như là biểu tượng nói về lòng thương xót, sự
chăm lo, bảo vệ và nâng đỡ của Thiên Chúa đối với con người.
Vâng,
hình ảnh (Thiên Chúa) người mục tử “đi trước và chiên đi theo sau” gợi
cho chúng ta nhớ đến Thánh Vịnh thứ hai mươi ba: “Chúa là mục tử chăn
dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi
nằm nghỉ”.
Chỉ
trong sáu câu ngắn ngủi (Tv 23, 1-6) thế mà, cũng đủ để mô tả toàn cảnh
hình ảnh người mục tử nhân lành đầy quyền uy: “Dầu qua thung lũng âm u,
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con
vững dạ an tâm”.
Nếu
xưa kia, Israel thời Cựu Ước vui mừng đặt niềm tin vào Thiên Chúa qua
hình ảnh như thế, thì hôm nay, niềm vui đó phải được nhân đôi, nhân đôi
là vì chính Chúa Giêsu đã cất tiếng hòa theo nhịp điệu mừng vui đó,
rằng: “Thật, tôi bảo thật: Tôi là cửa cho chiên ra vào”. Và rằng: “Tôi
chính là Mục Tử nhân lành” (Ga 10, 14)
****
Khi nói tới người mục tử, chúng ta luôn nghĩ tới quý giám mục, linh mục, và, không ít người lo sợ rằng, với một thế giới cổ suý cho chủ nghĩa thế tục, thật khó để mà có nhiều người từ bỏ hết mọi sự, “tự ý không kết hôn vì Nước Trời”.
Khi nói tới người mục tử, chúng ta luôn nghĩ tới quý giám mục, linh mục, và, không ít người lo sợ rằng, với một thế giới cổ suý cho chủ nghĩa thế tục, thật khó để mà có nhiều người từ bỏ hết mọi sự, “tự ý không kết hôn vì Nước Trời”.
Thật
ra, điều đáng để sợ, đó là hãy sợ rằng, những người đã được
Thiên-Chúa-tuyển-chọn, họ có thực sự là người mục tử “như lòng Thiên
Chúa mong ước” hay không? Họ có “khôn ngoan sáng suốt” chăn dắt (đoàn
chiên) Thiên Chúa giao phó không?
Vâng,
thật phải đạo, khi hôm nay, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng
ta hãy mượn lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a mà nguyện rằng: Lạy Chúa, xin Người
ban cho chúng con “những mục tử như lòng (Người) mong ước, (những mục
tử) sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt (chúng con)” (Gr 3, 15). Chúng ta
cũng đừng quên, nguyện xin cho quý ngài, ngày càng thêm “đồng hình đồng
dạng với Người trong cái chết của Người”.
Làm
thế nào để người mục tử hôm nay, nên “đồng hình đồng dạng với Người
trong cái chết của Người”? Thưa, thật giản dị, đó là, hãy thực thi những
điều Đức Giê-su đã truyền dạy, những điều mà hôm nay chúng ta quen gọi
là “tám mối phúc thật”, là đủ.
Thật
vậy, hãy thử tượng tưởng xem, một người mục tử luôn sống với một “tâm
hồn nghèo khó, hiền lành, khát khao nên người công chính, xót thương
người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình” và cuối cùng, chấp nhận
“bị bách hại vì sống công chính”… Vâng, một người mục tử như thế, ai
dám phủ nhận vị mục tử đó không là người đã “đồng hình đồng dạng với
Người trong cái chết của Người”!
Nói cách khác, ai dám phủ nhận người mục tử đó chính là “những mục tử đẹp lòng Thiên Chúa” người mục-tử-nhân-lành!
*****
Thật ra, không nhất thiết phải quan niệm rằng, chỉ các giám mục hay linh mục mới là mục tử duy nhất. Giáo Hội ngày nay, với Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 9, cũng mời gọi các tín hữu hãy trở nên là những mục tử cho nhau, đặc biệt là mục tử ở trong gia đình.
Thật ra, không nhất thiết phải quan niệm rằng, chỉ các giám mục hay linh mục mới là mục tử duy nhất. Giáo Hội ngày nay, với Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 9, cũng mời gọi các tín hữu hãy trở nên là những mục tử cho nhau, đặc biệt là mục tử ở trong gia đình.
Để
trở thành người mục tử nhân lành trong gia đình, cũng vậy thôi, chúng
ta cũng phải thực thi những gì đã được Đức Giê-su truyền dạy trong bản
“Hiến Chương Nước Trời”.
Điều
thứ hai của hiến chương nói “Phúc thay ai hiền lành”. Vâng, đó là một
cái phúc và đó cũng là điều kiện tiên quyết mà một người mục tử trong
gia đình cần có. Sự hiền lành sẽ giết chết tính trưởng giả, tăng thêm
tính nhu mì và cuối cùng là hạn chế được sự tức giận.
Một
vấn nạn tuy đã cũ nhưng vẫn còn tính thời sự, đó là thời đại bùng nổ
thông tin, và internet chính là những “con sói” hung hãn nhất của con em
mình. Chính “con sói internet” đã làm cho biết bao con trẻ rơi vào
trạng thái trầm uất, bạo lực, đam mê thần tượng, cuồng dâm, mất niềm tin
vào chính mình để rồi cuối cùng là tiến tới tội ác, ma túy và tự tử…
Chắc
hẳn chúng ta không muốn con em mình đến trường một mình. Vậy tại sao
chúng ta lại để cho con em mình “một mình” đi vào thế giới ảo nơi mà
“con sói internet” luôn rình rập để hãm hại chúng?
Chắc
chắn chúng ta sẽ là người mục tử để đánh đuổi những “con sói” đó, và sẽ
thật khôn ngoan nếu chúng ta tuân theo lời chỉ dẫn của thánh Phao-lô
“đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa
bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6, 4)
Vâng,
không nhất thiết chúng ta phải hy sinh cả mạng sống nhưng thật cần
thiết để chúng ta hy sinh một chút thời giờ, một chút riêng tư để cùng
đồng hành, đồng hành trong vai trò là người mục tử, với con cái chúng
ta.
Đương
nhiên không thể phủ nhận giám mục và linh mục chính là những người mục
tử. Họ là những người kế vị các thánh tông đồ quyền “chăm sóc và chăn
dắt” qua Bí Tích Truyền Chức Thánh.
Thế
nên, đừng bao giờ từ bỏ việc đem con em mình đến nhà thờ vào mỗi Chúa
Nhật, nơi quý linh mục, tu sĩ sẽ là người mục tử chăm sóc và chăn dắt
chúng qua những bài giáo lý và nhất là qua những lời giáo huấn trong
phần phụng vụ Lời Chúa.
Một
điều tuy đã cũ nhưng xin được nhắc lại ngày hôm nay, rằng: nếu các linh
mục khi lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức, họ được trao ban chức tư tế thừa
tác, thì người Kitô hữu khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, cũng được trao
ban chức tư tế - nhưng là tư tế cộng đồng.
Công
Đồng Vatican II dạy rằng: “Chức tư tế chung của các tín hữu và chức tư
tế thừa tác hay phẩm trật, tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn về
yếu tính; song cả hai bổ sung cho nhau. Thật vậy, cả hai đều tham dự vào
chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách riêng của mình” (Hiến chế
tín lý về Giáo Hội – số 10).
Có
thể nói cách khác chăng! Vâng, giám mục, linh mục hay giáo dân tất cả
đều tham dự vào vai trò mục tử của Đức Giêsu theo cách riêng của mình.
Nhưng trước nhất và quan trọng nhất đó là chúng ta phải để cho Đức
Giêsu: vị Mục Tử nhân lành sống và hành động trong tâm hồn chúng ta.
Thật
vậy, Ngài chính là kim chỉ nam tuyệt hảo nhất. Ngài là Mục Tử được
“Thần Khí Chúa ngự trên”, được “Chúa xức dầu tấn phong để mang Tin Mừng
đến cho người nghèo, loan báo cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho
người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công
bố một năm hồng ân của Thiên Chúa (x. Lc 4,18-19; x. Is 62,1-2).
Thế
nên, thật phải đạo khi chúng ta để Đức Giê-su, vị mục tử nhân lành sống
trong ta, hành động trong ta, bởi nhờ đó, có khác nào “tôi sống nhưng
không phải tôi sống, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi”.
Có
“Chúa Ki-tô sống trong tôi”. Vâng, đó là lúc, tôi và bạn, chúng ta đã
“đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người”. Nói cách khác,
chúng ta là hình ảnh nối tiếp của Đức Giê-su – một Giê-su là “Người mục
tử nhân lành”.
Petrus.tran