Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018
ĐỨC MARIA như một điển hình cho chúng ta.
Chúa Nhật IV – MV – C
ĐỨC
MARIA như một điển hình cho chúng ta.
Giáng Sinh đã gần kề.
Và, những biểu ngữ như: Merry Christmas - Chúc Mừng Giáng Sinh - Giáng Sinh Vui
Vẻ v.v… đã được trang trí khắp nơi nơi.
Với người Công Giáo, có
một biểu ngữ thường được dùng để trang trí trước cổng nhà thờ, hoặc trên máng cỏ
Chúa Hài Đồng, đó là biểu ngữ mang những dòng chữ sau đây: “Vinh Danh Thiên
Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Có thể nói rằng, hàng
triệu triệu người Công Giáo rất quen thuộc với câu chúc tụng này. Đây là lời ngợi
khen Thiên Chúa, trong ngày Chúa Giê-su Giáng Sinh, do “muôn vàn thiên binh hợp
với sứ thần ngợi khen” (x.Lc 2, 13-14)
Trong ngày lễ Giáng
Sinh, người Công Giáo (cũng như không Công Giáo) đều tỏ bày niềm vui của mình
qua việc đối xử với nhau một cách đặc biệt hơn, như: biểu lộ sự vui vẻ, đem sự
bình an và thể hiện tình yêu thương đến cho mọi người. Vâng, đây là những việc
làm thường được gọi là “Tinh Thần Giáng Sinh”.
Giáng Sinh sắp trở về
và cớ sao chúng ta không thể hiện Tinh Thần Giáng Sinh nhỉ!
**
Có một con người thật
“thuộc dòng dõi vua David”, được tiêu biểu cho tinh thần Giáng Sinh,
đó chính là Đức Maria. Dựa vào đâu để nói Đức Maria tiêu biểu cho tinh thần
Giáng Sinh? Thưa, dựa vào cuộc sống ưu việt của Mẹ.
Mà thật vậy. Kinh Thánh
đã ghi chép lại cuộc sống của Đức Maria là một cuộc sống chất chứa những niềm
vui, niềm vui có Thiên Chúa ở cùng. Kinh Thánh đã ghi chép lại cuộc sống của Đức
Maria là một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, một tình yêu đến là để phục vụ.
Câu chuyện “Đức Maria
viếng thăm bà Êlisabeth” được ghi trong Tin Mừng thánh Luca như một dẫn chứng
điển hình.
Câu chuyện được kể lại
rằng: Sau khi được sứ thần Gabriel loan báo “bà Êlisabeth tuy đã già rồi, mà
cũng đang cưu mang một người con trai, bà ấy vẫn mang tiếng là hiếm muộn mà nay
đã có thai”, Đức Maria “đã vội vã lên đường” thăm viếng bà Elisabeth.
Con đường Đức Maria đi
không đơn giản là một con đường bằng phẳng dễ đi. Đức Maria phải băng qua miền
núi để “vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa”. Khi vào nhà ông Dacaria, Đức Maria
liền cất tiếng chào bà Elisabeth.
Cuộc thăm viếng của Đức
Maria không phải là một cuộc thăm viếng bình thường, nhưng là một cuộc thăm viếng
của một tình yêu, một tình yêu “quên mình”, quên rằng mình cũng vừa “thai
nghén”.
Và, chính nhờ sự quên
mình của Đức Maria, bà Elisabeth đã nhận được niềm vui, niềm vui “được Thân Mẫu
Chúa tôi đến với tôi”. Chính nhờ sự quên mình của Đức Maria, mà tai bà
Elisabeth “vừa nghe tiếng (Đức Maria) chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên
vui mừng”.
Cuối cùng, chính nhờ sự
quên mình của Đức Maria, cuộc thăm viếng của Mẹ đã để lại một dấu ấn, dấu ấn
bình an nơi bà Elisabeth.
Vâng, làm sao không
bình an cho được, khi bà Elisabeth “già rồi mà đang cưu mang một con trai”, lại
được một cô thiếu nữ dám quên mình “ở lại với bà độ ba tháng”, ba tháng để phục
vụ, rồi mới trở về nhà!
Một cuộc viếng thăm như
thế, ai dám phủ nhận, Đức Maria đã để lại cho chúng ta một tấm gương mẫu mực về
“Tinh Thần Giáng Sinh”!
***
Đức Maria không chỉ thể
hiện Tinh Thần Giáng Sinh vào ngày thăm viếng bà Elisabeth, nhưng Mẹ đã thể hiện
tinh thần đó suốt cả cuộc đời. Chuyện kể lại rằng: “Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại
Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su”(Ga 2, 1)
Vâng, trong buổi tiệc
cưới hôm đó, có Đức Maria. Và, tại đây, Mẹ đã thể hiện “Tinh Thần Giáng Sinh”.
Chuyện là hôm đó, “khi thấy thiếu rượu”, Đức Maria đã can thiệp bằng cách nói với
Đức Giê-su rằng: “Họ hết rượu rồi”.
Họ hết rượu rồi thì
liên quan gì đến mình, mình chỉ là khách mời kia mà! Nhưng không, dù chỉ là
khách mời, nhưng với Tinh Thần Giáng Sinh, Đức Maria không thể không quan tâm đến.
Với Tinh Thần Giáng
Sinh, Đức Maria không thể để cho mọi người mất niềm vui, niềm vui mà những vị
khách đang vui. Với Tinh Thần Giáng Sinh, Đức Maria không thể để cho đôi tân
hôn mất đi sự an bình vì thiếu rượu.
Niềm vui và sự an bình
phải được hiện diện, hiện diện trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Thế nên,
hôm đó Tinh Thần Giáng Sinh của Đức Maria đã được thể hiện, thể hiện qua lời
nói với các gia nhân: “Người bảo gì các anh cứ làm theo”.
****
Như đã nói ở trên,
Giáng Sinh đã gần kề. Và, khi Giáng Sinh gần kề, có bao giờ chúng ta tự hỏi,
hành trang cho việc tham dự Lễ Giáng Sinh của chúng ta là gì? Phải chăng là một
“Tinh Thần Giáng Sinh”?
Vâng, phải là một Tinh
Thần Giáng Sinh.
Tuy nhiên, một thực tế
đáng buồn, tinh thần đó “thường được thể hiện ngắn ngủi”. Thật vậy, trong một
bài tiểu luận có tựa đề “Tinh thần Lễ
Giáng Sinh” của ngân hàng Royal Bank of Canada cho biết: “Nhiều người là ‘tín đồ
Ki-tô giáo’ chỉ xứng với danh nghĩa này vài tuần trong năm, biểu lộ lòng quan
tâm đối với người đồng loại cho đến Tết,
rồi sau đó trở lại lối sống ích kỷ và thái độ dửng dưng trước cảnh ngộ khốn khổ
của người khác”.
Bài viết trên nói tiếp,
“chỉ có một vấn đề” với tinh thần Lễ Giáng Sinh, đó là người ta không biểu lộ
tinh thần ấy “quanh năm”(nguồn: internet)
Vâng, tinh thần đó phải
được thể hiện suốt cả cuộc đời, như Đức Maria.
Đừng bao giờ có tư tưởng
“chủ bại” mà cho rằng, để thể hiện tinh thần đó suốt cả cuộc đời là điều bất khả
thi.
Thánh Lễ, vâng Thánh Lễ chính là “nguồn cảm hứng” để chúng
ta tìm kiếm cho mình động lực sống tinh thần đó. Bởi Thánh Lễ chính là một bản
tình-ca-yêu-thương-của-Thiên-Chúa. Suy niệm về những diễn tiến xảy ra trong
thánh lễ sẽ khơi dậy trong chúng ta tinh thần Giáng Sinh. Một tinh thần vui mừng
hớn hở và tình yêu hướng tới tha nhân.
Khi
chúng ta đọc “Lời nguyện các tín hữu” với những lời cầu xin mang tính vị tha
hướng tới tha nhân, và vì lợi ích cho những người đang trong hoàn cảnh khó khăn
nhất của mình, hợp cùng với lời mời gọi của vị chủ tế: “Anh chị em hãy chúc
bình an cho nhau”. Nó có khác gì một bài ca đức ái mà khi xưa trong bữa tiệc ly
Đức Giêsu đã nhắn nhủ với các môn đệ rằng: “Anh em hãy yêu thương nhau, như
chính Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Cử
chỉ thừa tác viên trao Mình-Thánh-Chúa cho chúng ta nói lên một điều rằng:
chúng ta cũng phải “trao” Chúa đến cho anh em.
Nói
cách khác, chúng ta cũng phải: “trao cho nhau yêu thương tình loài người”. Chúng
ta cũng phải “trao cho nhau tin yêu đừng gian dối”.
*****
Bây
giờ chúng ta hãy bớt chút thời giờ, trở lại câu chuyện “Đức Maria viếng
thăm bà Êlisabeth”.
Vâng, với thực tế của cuộc sống hôm nay,
vẫn còn đâu đó những “bà Elisabeth-thời-đại”. Những bà Elisabeth-già-nua không
nơi nương tựa. Những bà Elisabeth lang thang ngoài đường phố.
Vẫn còn đâu đó những Elisabeth vừa mới
chào đời nhưng không một lần được nhìn thấy mẹ thấy cha. Những Elisabeth đang “ẩn-mình-chờ-chết”
trên giường bệnh vì không có tiền thuốc thang. Những Elisabeth bị bán làm nô lệ
tình dục không thương tiếc…
Vâng, những bà Elisabeth đó đang ngóng
chờ một sự viếng thăm. Và ai sẽ là Đức Maria? Ai sẽ là người “đon đả lên đường”?
Ai sẽ là người đem “Tinh Thần Giáng Sinh” đến cho những bà Elisabeth đó, nếu
không phải là chính chúng ta?
Phải… phải là chính chúng ta. Nếu không,
Tinh Thần Giáng Sinh sẽ “nằm lì” nơi hang Belem, sẽ bị treo lơ lửng trên Thập
Giá nơi bàn thờ và sẽ chìm dần vào quên
lãng.
Cuối cùng, nếu không phải
là chính chúng ta đem tinh thần Giáng Sinh đến cho mọi người, thì lời ngợi khen
Thiên Chúa, trong ngày Chúa Giê-su Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”, chỉ là một giấc mơ thôi.
Charles Dickens, văn
hào người Anh trong thế kỷ 19, ông ta đã dựng lên nhân vật giả tưởng Scrooge.
Quan sát bầu khí lễ hội Giáng Sinh, nhân vật này buột miệng nói: “Thôi nào, lại
một trò bịp bợm”(nguồn: internet).
Thưa quý ông bà và anh
chị em, làm sao để thế giới hôm nay khi nhìn vào Lễ Giáng Sinh, họ sẽ không lập
lại lời của nhân vật Scrooge? Phải chăng là hãy noi gương Đức Maria và xem đó như
một điển hình cho chúng ta về Tinh Thần Giáng Sinh đích thực?
Thưa, đúng vậy. ĐỨC
MARIA như một điển hình cho chúng ta.
Petrus.tran
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018
Hãy gióng lên hồi chuông ân sủng…
Chúa Nhật III – MV – C
Hãy
gióng lên hồi chuông ân sủng…
Một ngày nọ, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Tôi
nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng
hơn ông Gio-an Tẩy Giả.” (x.Mt 11, 11)
Ông Gio-an Tẩy Giả là ai? Thưa, “Ông là một nhà giảng
thuyết người Do Thái. Tin Mừng thánh Luca cho biết, ông là con của tư tế
Da-ca-ri-a thuộc nhóm A-vi-a, dòng A-ha-ron và chào đời tại Giu-đê Do Thái trước
Đức Giê-su khoảng sáu tháng. Ông Gio-an
đã xuất hiện công khai tại Galilea và tại Giu-đê để rao giảng và mời gọi người
ta thống hối. Bên cạnh việc rao giảng sám hối, ngài còn cử hành nghi thức Thanh
Tẩy cho tất cả những ai đến với ngài, bằng cách dìm họ xuống nước. Vì thế, ngài
được gọi là Gio-an Tẩy Giả. Ngài hoạt động trong cả vùng Do-thái lẫn Palestina,
và cũng đã có nhiều người nhận mình là môn sinh của ngài. Lịch sử tính của ngài
đã được xác nhận bởi sử gia người Do-thái Flavius Josephus.”(nguồn: internet)
Nói tới ông Gio-an Tẩy Giả, Giáo Hội cũng đã trân trọng
dành riêng cho ngài hai ngày lễ đặc biệt. Thứ nhất, đó là ngày lễ sinh nhật
24/6 và thứ hai là ngày 29/8, ngày kỷ niệm ngài bị trảm quyết, hằng năm.
Sự trân trọng ông Gio-an Tẩy Giả không chỉ dừng ở những
ngày lễ đó nhưng ngài còn được xem như là “tiếng chuông cảnh tỉnh” cho mọi người
Ki-tô hữu, một cách đặc biệt vào Mùa Vọng (cũng như Mùa Chay).
Mà thật vậy, với Chúa Nhật II – Mùa Vọng, tiếng
chuông thứ nhất đã được ông Gio-an Tẩy Giả đánh vang lên, đó là: tiếng chuông
thống thiết kêu gọi mọi người “hãy tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”.
Và, tiếng chuông thứ hai, (của Chúa Nhật III – MV
hôm nay), nếu được phép, nên chăng, gọi đó là tiếng “chuông gọi hồn ai”, một tiếng
chuông đánh động tâm hồn những ai đang còn vất vưởng đâu đó nơi những đam mê của
trần thế, rằng hãy coi chừng trước “cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống”,
rằng hãy “sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối”, và rằng: “cái rìu đã đặt
sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”.
**Vâng, tiếng chuông cảnh báo đó đã vang lên, vang
lên cách đây hơn hai ngàn năm trước. Tiếng chuông đó có một sức mạnh truyền cảm,
truyền cảm đến tâm hồn từng người, từng người một. Và, hồi ấy, nhiều người đã lũ lượt kéo đến xin ông Gio-an
Tẩy Giả làm phép rửa.
Họ, quả là đã thật sự sám hối, một sự sám hối chân
thành, chân thành cất lên những lời tha thiết xin được “đền tội”, mọi người có
thể tin như thế. Tin như thế là bởi họ đã cất tiếng hỏi ông Gio-an rằng: “Chúng
tôi phải làm gì đây?”
Hôm ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đã trả lời họ rằng: Ai có
hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”.
Thật ngạc nhiên khi có “những người thu thuế đến chịu
phép rửa”. Và, tâm hồn họ cũng đã rung động. Sự rung động đó thôi thúc họ hỏi
ông Gio-an: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?”. Rất thẳng thắn và quyết liệt, ông
nói với những người thu thuế rằng: “Đừng đòi hỏi gì quá mức ấn định cho các
anh”.
Một số người thuộc thành phần binh lính, hỏi: “Còn
anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Hôm đó, ông Gio-an bảo họ: “Chớ hà hiếp ai,
cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình”.
Và, thật
đúng như lời cha ông đã tiên tri về ông, rằng: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu
là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người”. Hôm ấy,
ông Gio-an Tẩy Giả đã tuyên bố với mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong
nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho
Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa”.
Cuối cùng
ông Gio-an Tẩy Giả: “còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng
cho họ”.
*** Như đã nói ở trên, hôm nay chúng ta bắt đầu bước
vào tuần thứ III – Mùa Vọng. Và, như vậy chỉ còn hơn tuần lễ, ngày đại lễ kỷ niệm
Chúa Giê-su Giáng Sinh sẽ đến.
Chúng ta đã chuẩn bị được những gì? Phải chăng là đã
hoàn tất việc trang trí một khung cảnh đầy sinh động về biến cố Đức Giê-su được
sinh ra tại Belem? Được như thế, quả là
một điều tốt, vì đó là một truyền thống lâu đời của người Công Giáo, không thể
bỏ qua.
Chúng ta còn làm gì nữa? Phải chăng là đi mua sắm,
mua sắm ở những nơi bán hàng giảm giá, nhân ngày lễ Noel? Vâng, đây cũng là một
việc khó có thể bỏ qua. Không bỏ qua vì đây là dịp chúng ta mua được hàng giá rẻ,
tiết kiệm cho ngân sách gia đình.
Chúng ta sẽ chuẩn bị thêm gì nữa? Phải chăng là sẽ
chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn cho đêm Giáng Sinh? Cũng tốt thôi, tốt là bởi,
đó là cơ hội để gia đình họp mặt, bàn bè thân hữu gặp nhau trong niềm vui
“Emmanuen-Thiên Chúa ở cùng”.
Tuy nhiên, nếu chỉ “chuẩn bị” như thế, nếu chỉ “sẽ
làm” những việc như thế, thì cũng chỉ là một sự chuẩn bị, và những việc mà ta sẽ
làm, giống như người đời, mà thôi.
Là một Ki-tô
hữu, chúng ta “còn”
cần chuẩn bị, và những việc sẽ phải làm, đó là hãy thực thi những lời truyền dạy
(nêu trên) của ông Gio-an Tẩy Giả.
Nói rõ hơn, những gì ông Gio-an Tẩy Giả đã truyền dạy
cho dân chúng, cho người thu thuế, cho binh lính, khi xưa, cũng là những lời
truyền dạy cho chúng ta, hôm nay.
Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó không khó vì
ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”
Nhắc đến câu nói này để làm gì? Thưa, để nói về
chúng ta, hôm nay. Nói rằng, có quá khó để thực thi những lời truyền dạy của
ông Gio-an?
Nếu quá khó thì ta hãy tự hỏi tại sao? Phải chăng,
khó là bởi chúng ta không đủ dũng cảm vượt qua “ngọn núi ích kỷ”? Phải chăng,
khó là bởi chúng ta không đủ dũng khí bơi qua “con sông hà tiện”? Phải chăng chúng ta là đệ
tử ruột của chủ thuyết “mac-ke-no” (mặc kệ nó)?
**** Bây giờ, chúng ta hãy trở lại lời truyền dạy.
Hôm ấy, ông Gio-an truyền dạy, rằng: “Ai có hai áo…” Thưa quý bạn, quý bạn nữ thân mến, đừng nói là quý bạn chỉ có
“hai áo”, giá chót cũng là hai chục cái áo. Vậy thì, lời ông Gio-an Tẩy Giả
truyền dạy “thì chia cho người không có”, có gì khó thực hiện!
Thưa quý bạn, quý bạn nam thân mến, đừng nói là quý
bạn chỉ có “hai chục ngàn”, bước vào quán nhậu bình dân thôi, giá chót quý bạn
cũng có “hai xị”, đúng không? Vậy thì, lời ông Gio-an Tẩy Giả truyền dạy “chia
cho người không có”, có gì khó thực hiện!
Kinh Thánh có lời khuyên rằng: “Đừng xòe tay ra nhận,
rồi nắm lại khi phải cho đi” (Hc 4, 31). Cuộc đời của mỗi chúng ta, có ai mà
không hơn một lần "xòe tay ra nhận"!
Thế nên, thật
phải đạo khi hôm nay chúng ta hãy trở lại dòng sông Gio-dan năm xưa, trở lại
không phải để “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng là để nghe lại tiếng chuông cảnh tỉnh của
ông Gio-an Tẩy Giả, một tiếng chuông thúc giục chúng ta phải cất tiếng tự hỏi
mình rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?”
Thế nên, thật phải đạo khi hôm nay chúng ta cần trở
về dòng sông Giodan năm xưa, trở về nơi chốn đó, không phải để ngồi nhìn “thuyền
ai lờ lững trôi suôi dòng”, nhưng là để nhìn lại “con thuyền cuộc đời” của ta
và tự hỏi mình, rằng: “Con thuyền cuộc đời của ta, với mùa NOEL năm nay, đang
chất chứa những gì? Chúng ta có đang chất chứa sự vô cảm? Chúng ta có đang chất
chứa sự thờ ơ, lãnh đạm?
Hay, con thuyền cuộc đời của chúng
ta đang chuyên chở một tâm hồn độ lượng, một tình thương bao dung, một tấm lòng
nhân ái của “người Samari nhân hậu”?
Câu trả lời là của mỗi chúng ta. Thế
nhưng, hãy nhớ rằng, “Mùa Vọng”, không chỉ là “Mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh
ra đời”, nhưng còn là mùa nhắc nhở chúng ta rằng “Chúa sẽ lại đến trong vinh
quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”.
Mà… Chúa sẽ phán xét điều gì? Thưa,
đó là, Ngài sẽ hỏi: “Xưa Ta đói, các ngươi có cho Ta ăn. Ta khát, các ngươi có
cho Ta uống. Ta là khách lạ, các người có tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi
có cho mặc. Ta đau yếu, các người có viếng thăm. Ta ngồi tù, các ngươi có hỏi
han”?
Vì thế, không gì tốt hơn là hãy
“chất lên” con thuyền cuộc đời của mình lời khuyên của thánh Phao-lô, khuyên
rằng, hãy sống “Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi…” (x.Pl 4, 5)
Sự
“hiền hòa và rộng rãĩ”, đó… đó chính là chất xúc tác rất thích hợp cho việc sản sinh những loại hoa
trái: “bác ái, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, tiết độ”.
Những
loại hoa trái này, thánh Phao-lô gọi là “hoa trái của Thần Khí”.
Và
một khi trên con thuyền cuộc đời của chúng ta, nếu được chất đầy những thứ hoa
trái này... thì chúng ta hãy vui lên, vui là bởi, chúng ta đã “sinh những hoa
quả xứng với lòng sám hối”.
Nói
cách khác, “sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối”, đó chính là chúng ta
đã nối tiếp ông Gio-an Tẩy Giả gióng lên
hồi chuông, một hồi chuông ngân vang âm điệu từ trời cao: “Vinh Danh Thiên Chúa
trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Hồi
chuông này không phải là hồi chuông
“chuông gọi hồn ai”, nhưng là hồi chuông “hồi chuông ân sủng”.
Vâng,
không ai khác ngoài chúng ta. Chính chúng ta phải là người “gióng lên hồi
chuông ân sủng”.
Petrus.tran
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Đừng ném đá - đừng phạm tội.
Chúa Nhật – V – MC – C Đừng ném đá - đừng phạm tội . “ Chúa thương chúng ta vì Chúa là Thiên Chúa. Chúa thương ...
-
“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Rồi Ngài lại cúi xuống viết trên đất.” (x.Ga 8, 7-8). Chúa Nhật V – MC – C...
-
“Từ đám mây có tiếng phán rằng: ‘Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9, 35). Chúa Nhật II – MC – C Xi...
-
Chúa Nhật V - MC – C Đừng phạm tội nữa… Petrus.tran “Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng…”, sách Thánh Vịnh cho biết như vậy, v...
-
Chúa Nhật IV - MC – C Sám hối và trở về - Chúa hoan nghênh Thiên Chúa, như lời Kinh Thánh nói, là “Đấng từ bi và nhân hậu. Người ch...
-
Chúa Nhật Lễ Lá. Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình… Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá. Như vậy, chỉ còn một tuần nữa, toàn thể Giáo Hội sẽ lo...