Tôi đã “Ở lại trong Thầy?”
Lại
thêm một Chúa Nhật của mùa Phục Sinh đến với chúng ta. Nếu nhìn với đôi
mắt của một người bình thường, thì, đây là Chúa Nhật đầu tiên của tháng
năm. Nhưng, nếu nhìn với đôi mắt con người của lịch sử, thì, đây là
Chúa Nhật đầu tiên, sau bốn mươi năm, của một biến cố lịch sử, biến cố
30/04/1975. Nhắc đến điều này để làm gì? Thưa, để nhìn lại lịch sử của
Giáo Hội, sau bốn mươi năm.
Vâng,
với đôi mắt đức tin, Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, trong bài viết tựa đề
“Chuyện của hạt lúa gieo vào lòng đất”, đã có lời chia sẻ rằng: “Tôi
nhìn Hội Thánh Việt Nam, cách riêng là tại miền Nam, và đặc biệt là tại
giáo phận Long Xuyên của tôi. Đúng là có nhiều nhà thờ mới, nhiều giáo
điểm mới, nhiều cơ sở mới, nhiều nhân sự mới. Tôi hỏi Chúa xem tôi nên
vui hơn cả về yếu tố nào. Chúa trả lời tôi là: Hãy vui vì đã và đang có
nhiều hạt lúa được gieo vào lòng đất”.
Là
một Ki-tô hữu, mỗi chúng ta, dù ở vai trò nào trong Giáo Hội, cũng đều
được mời gọi là một “hạt lúa được gieo vào lòng đất”. Tự nhận mình “cũng
phần nào được ơn là một hạt lúa” và với cảm nghiệm của mình, qua bài
viết, ĐGM. Bùi Tuần đã “xin nói đôi chút về tôi, như một chứng nhân của
ơn gọi là hạt lúa gieo vào lòng đất”.
Ngài
đã nói gì về ơn gọi là hạt lúa? Thưa, ngoài việc khiêm tốn và phó thác,
ngài nói thêm rằng “Chúa luôn dạy tôi là chính bản thân tôi hãy luôn là
hạt lúa tốt”.
Thế
nào là hạt lúa tốt? Trả lời cho câu hỏi này, ĐGM Bùi Tuần nói: “Tôi nhớ
tới lời Chúa dạy: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy
và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì
không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5)
Với
lời Đức Giê-su truyền dạy trên, ĐGM Bùi Tuần chia sẻ tiếp, rằng “tôi
hiểu tôi sẽ là hạt lúa tốt, khi tôi kết hiệp mật thiết với Chúa, như
cành với cây”.
Hay
nói cách khác, một người tin và theo Chúa đích thực, phải là người có
một mối liên kết mật thiết với Chúa “như chim liền cánh, như cây liền
cành”.
**
“Như chim liền cánh, như cây liền cành”. Vâng, đó cũng chính là giáo huấn được Đức Giêsu truyền dạy cho các môn đệ xưa, qua hình ảnh rất gần gũi với các ông, đó là hình ảnh “cây nho và cành nho”.
“Như chim liền cánh, như cây liền cành”. Vâng, đó cũng chính là giáo huấn được Đức Giêsu truyền dạy cho các môn đệ xưa, qua hình ảnh rất gần gũi với các ông, đó là hình ảnh “cây nho và cành nho”.
Theo
Kinh Thánh ghi lại, thì, đó là ngày Thầy và trò đang họp lại mừng lễ
Vượt Qua. Lễ Vượt Qua là một ngày lễ của niềm vui, nhưng hôm đó, với các
môn đệ, lại là một ngày buồn, buồn vì “có một người trong anh em sẽ nộp
Thầy”, buồn vì “Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi”…
Cảm
thông nỗi buồn cùng với những âu lo của các môn đệ, Đức Giêsu củng cố
niềm tin của các ông bằng một ẩn dụ rất đời thường, ẩn dụ “cây nho”. Hôm
đó, trước các môn đệ, Ngài nói: “Thầy là cây nho thật. Và Cha Thầy là
người trồng nho”.
Nói
tới cây nho, Đức Giê-su muốn cho các ông nhìn thấy một so sánh thực tế,
rằng: sự liên kết của nhánh và gốc đem sự sống từ gốc ra các nhánh khác
của cây. Đây là một liên kết bền chặt tận gốc rễ, không phải chỉ có bề
ngoài. Cũng vậy, giữa các ông và Đức Giê-su, cũng phải có mối liên hệ
mật thiết. Sức sống của Đức Giê-su phải tuôn tràn qua cuộc sống của các
ông mỗi ngày.
Có
thể nói, ẩn dụ “cây nho thật” chính là một bản tình ca, bản tình ca yêu
thương mà Đức Giê-su muốn gửi đến cho các môn đệ là những kẻ bước đi
theo Ngài.
Có
lời lẽ nào yêu thương hơn lời lẽ mời gọi này: “Hãy ở lại trong Thầy như
Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa
trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại
trong Thầy” (x.Ga 15, 4).
Đã
nhiều lần qua các ẩn dụ, Đức Giêsu nói lên căn tính của Ngài. Nhưng với
ẩn dụ hôm nay, ẩn dụ “cây nho thật” Đức Giêsu muốn cho các môn đệ thấy
sự “liên kết mật thiết” với Ngài quan trọng dường bao, bởi chỉ những ai
“ở lại trong Ngài” thì người đó mới “sinh nhiều hoa trái”, một điều kiện
tối thượng để “trở thành môn đệ của Ngài”.
***
Trước một xã hội đang cổ võ cho một lối sống thiên về vật chất, con người như càng ngày càng mất định hướng cho cuộc đời của mình, con người dường như luôn sống trong trạng thái đứng núi này trông núi nọ, mất phương hướng, trầm cảm và cuối cùng là tự tử.
Để
không rơi vào thảm cảnh này, không có con đường nào khác ngoài con
đường đến với Đức Giê-su bởi vì Ngài chính là: “…đường, là sự thật và là
sự sống”, và rằng “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.
Chính
vì thế, hôm nay, Giáo Hội tiếp tục kêu gọi chúng ta là cành-nho-thụ-tạo
hãy liên kết mật thiết với cây-nho-thật cây-nho-tạo-hóa là chính Đức
Giê-su.
Bằng cách nào để liên kết với cây-nho-tạo-hóa là chính Ngài? Thưa, đó chính là Thánh Thể và Thánh Kinh.
Thánh Thể một thứ thần lương giúp chúng ta “nên đồng hình đồng dạng với Ngài”. Còn Thánh Kinh ư! Vâng, Thánh Kinh chính là nơi giúp ta nhìn thấy con người thật của Đức Giê-su qua cách sống của Ngài, qua lời nói của Ngài và cuối cùng là qua việc làm của Ngài.
Đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su, qua cách sống của Ngài, đó chính là lúc ta “ở lại trong Chúa và Chúa ở lại trong ta”.
Một
khi ta “ở lại trong Chúa và Chúa ở lại trong ta”, hãy tin, cành nho của
ta “sẽ sinh nhiều hoa trái” và đó… đó chính là hoa trái yêu thương.
Trong
phạm vi nhỏ là gia đình, nếu mỗi thành viên trong ngôi nhà đó đều có
“hoa trái yêu thương”, có phần chắc, gia đình đó, “anh em hòa thuận,
láng giềng thân thiết” và cuối cùng, một cuối cùng tuyệt đẹp, đó là “vợ
chồng ý hợp tâm đầu”.
“Anh
em hòa thuận, láng giềng thân thiết, vợ chồng ý hợp tâm đầu”, Kinh
Thánh nói “cả ba đều đẹp lòng Thiên Chúa”. Vâng, một khi sống đẹp lòng
Thiên Chúa, hãy tin, chúng ta muốn gì, “anh em cứ xin, anh em sẽ được
như ý”. Thế nhưng, điều quan trọng, đó là, hãy tự hỏi, hôm nay, tôi đã
“Ở lại trong Thầy?”
Petrus.tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét